Ý kiến thăm dò

Kết quả xây dựng nông thôn mới xã Tây Hồ

Ngày 20/06/2019 07:34:40

Kết quả xây dựng nông thôn mới xã Tây Hồ

 

ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ TÂY HỒ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 

Số: 62/BC-UBND

                        Tây Hồ, ngày 10 tháng 6 năm 2016

 

BÁO CÁO

Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2016
 xã Tây Hồ, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá.

 

I. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO, TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ.

Xác định Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một nhiệm vụ mới và khó đối với cấp cơ sở, tuy nhiên việc xây dựng thành công nông thôn mới trên địa bàn xã sẽ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo Quốc phòng - An ninh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, từ đó Ban chấp hành Đảng bộ đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về xây dựng nông thôn mới.

Thời điểm bắt đầu triển khai xây dựng NTM Đảng ủy - UBND xã đánh giá xã mới đạt 8/19 tiêu chí, các tiêu chí còn lại mới đạt khoảng 45-50%, chủ yếu là các tiêu chí thuộc nhóm hạ tầng kinh tế - xã hội, cần nhiều vốn mới có khả năng xây dựng hoặc nâng cấp, mới đáp ứng được mục tiêu đặt ra.

Thực hiện chương trình xây dựng NTM với xuất phát điểm của xã thấp, ngành nghề chưa phát triển, thu nhập đầu người năm 2011 mới đạt 11,1 triệu đồng/người/năm; Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 16,7%, tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 55%; Cơ sở vật chất, nhà văn hóa, khu thể thao còn thiếu, công sở làm việc chưa đáp ứng nhu cầu; Hệ thống giao thông nội đồng, giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng phục vụ cho sản xuất và đi lại mới đáp ứng được 60% so với yêu cầu.

II. CĂN CỨ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN.

Căn cứ Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới;

Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về Nông thôn mới;

Căn cứ Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi một số tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới;

Căn cứ Thông tư số 40/2014/TT-BNNPTNT ngày 13/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn trình tự, thủ tục, hồ sơ xét công nhận và công bố xã, huyện, tỉnh đạt chuẩn Nông thôn mới;

Căn cứ Quyết định số 4296/QĐ-UBND, ngày 4/12/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành tiêu chí công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

Căn cứ Quyết định số 1359/QĐ-UBND ngày  01 tháng 08 năm 2012 của Uỷ ban nhân dân huyện Thọ Xuân về phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới xã Tây Hồ, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ xã Tây Hồ khoá XXI về Xây dựng Nông thôn mới, giai đoạn 2015- 2020;

III. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG.

1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã.

Tây Hồ là xã đồng bằng của huyện Thọ Xuân, cách trung tâm huyện 1,5 km, phía Bắc giáp xã Hạnh Phúc, phía Nam giáp xã Xuân Quang, phía Đông giáp xã Bắc Lương, phía Tây giáp xã Xuân Giang và Thị trấn Thọ Xuân. Dân cư chủ yếu làm nghề nông nghiệp, các ngành nghề dịch vụ thương mại phát triển còn chậm.

Tây Hồ có tổng diện tích tự nhiên 315,81 ha, (Trong đó đất nông nghiệp là 210,21 ha chiếm 66,6%, đất phi nông nghiệp là 101,24 ha chiếm 32%, đất chưa sử dụng 4,36 ha chiếm 1,4%). Dân số tại thời điểm 30/4/2015 là 4.336 người, được sinh sống ở 7 thôn hành chính. Đảng bộ Tây Hồ có 298 đảng viên sinh hoạt ở 10 chi bộ, (Trong đó có 7 chi bộ thôn và 3 chi bộ trường học) xã có tuyến đường giao thông quốc lộ 47C đi qua tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội.

Đảng bộ và nhân dân Tây Hồ luôn phát huy truyền thống cách mạng, luôn gương mẫu đi đầu trong phong trào thi đua "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người", luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong chi viện, đóng góp sức người, sức của cho 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Trong thời kỳ đổi mới Đảng bộ và nhân dân xã Tây Hồ tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng của quê hương anh hùng, xung kích trên mặt trận sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo, xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh. Nhận thức ý nghĩa và tầm quan trọng đó trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân Tây Hồ luôn xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, làng văn hoá, cơ quan văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển nhanh, bền vững ở địa phương. Từ quan điểm nhận thức trên đã trở thành hành động cách mạng trên tất cả các lĩnh vực đời sống chính trị, kinh tế đã tạo ra bước đột phá trong chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế, cây trồng, con nuôi có giá trị kinh tế hàng hoá cao, đáp ứng thị trường, góp phần nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích và đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện.

Cơ sở hạ tầng, các công trình văn hoá, y tế, giáo dục được đầu tư xây dựng đạt chuẩn quốc gia. Các công trình văn hoá tâm linh đã được nhân dân trong xã, con em đang công tác xa quê, các nhà hảo tâm chung tay, góp sức xây dựng, tôn tạo góp phần tạo nên diện mạo nông thôn mới ngày càng phát triển khang trang, giàu đẹp hơn trên quê hương xã Tây Hồ theo tinh thần Nghị quyết hội nghị Trung ương VII (Khoá X) về nông nghiệp, nông thôn và nông dân và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã và đang phát huy hiệu quả thiết thực ở địa phương.

Được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Huyện ủy - HĐND - UBND  và các phòng, ngành, đoàn thể cấp huyện, Ban chỉ đạo XDNTM huyện Thọ Xuân cùng với sự quyết tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy Đảng, chính quyền và sự vào cuộc của các tổ chức chính trị xã hội cùng với sự đồng thuận hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân trên địa bàn xã. Kết thúc giai đoạn kinh tế - xã hội 2010 - 2015, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tây Hồ đã đạt được những thành tựu quan trọng, làm nền tảng và tạo đà phát triển cho những năm tiếp theo.

2. Thuận lợi

- Tây Hồ là một xã đồng bằng, ruộng đất và hệ thống giao thông thủy lợi thuận tiện cho việc tưới tiêu, sau đổi điền dồn thửa lần thứ 2, cùng với hệ thống giao thông thủy lợi được quy hoạch bổ sung đến nay đã cơ bản đáp ứng nhu cầu giao thông đi lại và tưới tiêu trên đồng ruộng, tạo cơ sở thúc đẩy phát triển nông nghiệp của địa phương. Do thuận lợi về giao thông và gần trung tâm huyện nên việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nhân dân theo cơ chế thị trường luôn có sự năng động, sáng tạo.

- Có sự lãnh đạo tập trung, sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền, tuyên truyền vận động của MTTQ, các đoàn thể từ xã đến thôn, sự tin tưởng, hưởng ứng, đồng thuận của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội, làm thay đổi bộ mặt nông thôn một cách rõ rệt từ mỗi thôn, mỗi làng.

- Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình, tích cực của Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện Thọ xuân cùng các phòng, ban cấp huyện.

- Đảng, Nhà nước có nhiều văn bản, chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện kinh tế nông thôn phát triển theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

- Kinh tế nông nghiệp, nông thôn đang từng bước thay đổi phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội, đời sống người dân ngày càng được cải thiện.

3. Khó khăn:

- Nhận thức về quan điểm, mục tiêu, giải pháp, lộ trình xây dựng NTM của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân còn chung chung chưa đầy đủ, chưa sâu sắc, còn xuất hiện tư tưởng trông chờ vào nguồn lực đầu tư hỗ trợ của nhà nước, bước đầu còn tư tưởng ngại khó, thiếu quyết tâm trong chỉ đạo và thực hiện. Cán bộ chưa có kinh nghiệm trong công tác xây dựng NTM nên còn gặp nhiều khó khăn cho việc lãnh đạo, điều hành cũng như tổ chức thực hiện.

- Nguồn đầu tư cho các hạng mục theo Quyết định 695/QĐ-TTg ngày 8/6/2012 về việc sửa đổi nguyên tắc, cơ chế hỗ trợ vốn chương trình thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2012 - 2020 lại càng khó khăn hơn, việc cụ thể hóa cơ chế chính sách để thực hiện chương trình của TW, của Tỉnh chậm được ban hành và chưa đồng bộ, nên chưa tạo được động lực mạnh mẽ để xã triển khai chương trình xây dựng NTM.

- Quá trình triển khai thực hiện ở vào thời điểm chúng ta đang thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ nên vốn từ ngân sách cấp theo chương trình rất khó khăn cho triển khai và thực hiện chương trình. Công tác huy động đóng góp của nhân dân và cộng đồng còn khiêm tốn, chưa khai thác hết nội lực và hỗ trợ đóng góp từ bên ngoài. Bên cạnh đó việc lồng ghép các chương trình, dự án khác với chương trình xây dựng NTM còn hạn chế.

IV. KẾT QUẢ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI.

 1. Công tác chỉ đạo, điều hành.

Ngay sau khi được chọn làm xã điểm xây dựng Nông thôn mới của huyện, đây là một chương trình lớn và mới đối với địa phương Tây Hồ, đòi hỏi phải tập trung cao độ sự lãnh đạo của Đảng, sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Sau khi nhận được văn bản điều hành của cấp trên, Ban thường vụ Đảng ủy xã đã chủ động chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thông mới theo các bước, trình tự cụ thể và tổ chức họp Ban chấp hành Đảng bộ ra Nghị quyết chuyên đề về xây dựng nông thôn mới, thành lập Ban chỉ đạo, đồng thời xây dựng chương trình hành động thực hiện, phân công các đồng chí Ủy viên Ban thường vụ, Ban chấp hành, các ngành, đoàn thể, cán bộ công chức phụ trách và hướng dẫn các thôn tổ chức thực hiện. Ngày 03/10/2011 Đảng ủy xã đã ra quyết định số 13-QĐ/ĐU  về việc thành lập Ban chỉ đạo xây dựng NTM; ngày 01/8/2012 UBND xã đã thành lập Ban quản lý xây dựng NTM. Sau khi được thành lập, Ban quản lý đã chủ động xây dựng Đề án giai đoạn 2011 - 2015; Tiếp đó ngày  01/8/2012 UBND xã đã có quyết định thành lập 3 Tiểu ban của xã và 7 Tiểu ban ở các thôn. Từ đó căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, Ban quản lý đã tham mưu cho Ban chỉ đạo xã xây dựng kế hoạch cụ thể từng năm và triển khai đến các đơn vị thôn tổ chức thực hiện, đồng thời giao cho Ban quản lý thường xuyên giao ban với các thôn để kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng chính đáng của nhân dân và những khó khăn cần tháo gỡ trong quá trình tổ chức thực hiện, từ đó có các giải pháp, cách làm phù hợp đề Đề án xây dựng NTM của xã thực sự đi vào cuộc sống của người dân.

Mặc dù ngân sách địa phương còn rất hạn chế, nhưng để khuyến khích, kích cầu nhân dân các thôn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng, địa phương đã ban hành cơ chế hỗ trợ các thôn trong làm đường giao thông, kênh mương nội thôn, nội đồng, nhà văn hóa thôn. Cơ chế, chính sách này đã được Ban chấp hành Đảng bộ; Hội đồng nhân dân xã ra Nghị quyết thông qua.

 

2. Công tác truyền thông, đào tạo, tập huấn   

a) Công tác truyền thông.

- Tuyên truyền về chương trình xây dựng NTM trên địa bàn xã triển khai đồng bộ từ xã đến thôn, gồm các văn bản chỉ đạo về xây dựng NTM của TW - Tỉnh - Huyện bằng nhiều hình thức như: Thông qua hội nghị Đảng bộ, hội nghị các đoàn thể và hội nghị thôn, treo băng zôn, khẩu hiệu, pa nô và trên hệ thống truyền thanh của xã chương trình hành động về xây dựng NTM, qua đó nhằm phân tích rõ mục đích, nội dung, ý nghĩa và hiệu quả to lớn, thiết thực của việc xây dựng NTM mà nhân dân là chủ thể, để mọi người hiểu tham gia thực hiện một cách tích cực và tự giác.

- BCH Đảng bộ, Chi ủy Chi bộ, MTTQ và các đoàn thể nhân dân đưa chương trình xây dựng NTM vào kế hoạch lãnh đạo thực hiện hàng tháng, quý, các Chi bộ đã xây dựng chuyên đề về NTM để bàn bạc, thảo luận, tổ chức thực hiện. Hàng năm có đánh giá sơ kết kết quả thực hiện chương trình xây dựng NTM, từ đó để rút ra bài học kinh nghiệm và đề ra các chủ trương, giải pháp để thực hiện trong thời gian tiếp theo.

- MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng NTM, vì vậy đến tháng 5/2016 các thôn đã có đường bê tông, kênh mương đáp ứng nhu cầu sản xuất và dân sinh, nhà văn hóa thôn khang trang phục vụ cho sinh hoạt cộng đồng của nhân dân. Vận động nhân dân hiến trên 2.100m2 đất xây dựng công trình giao thông, thủy lợi trị giá trên 1 tỷ đồng.

Trong đó có hỗ trợ của Nhà nước bằng xi măng là 642 tấn, số còn lại nhân dân đóng góp và ngân sách xã hỗ trợ; Phong trào 5 không 3 sạch, đoạn đường tự quản của Hội Phụ nữ; Đoàn Thanh niên; Hội Nông dân với phong trào ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất và chăn nuôi, giúp nhau phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo nâng cao giá trị thu nhập cho hội viên. Hội phụ nữ, Hội nông dân gắn với chương trình xây dựng NTM bằng hình thức sân khấu hóa tuyên truyền về các nội dung xây dựng NTM theo các tiêu chí.

Do thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền vận động nên đã làm mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn xã hiểu rõ mục đích của xây dựng NTM là kinh tế, xã hội phát triển, đời sống vật chất, tinh thần nhân dân được nâng cao, môi trường nông thôn xanh, sạch, đẹp phát huy và giữ vững bản sắc văn hóa của dân tộc, hệ thống chính trị ổn định, an ninh trật tự vững mạnh. Từ đó đã cũng cố được lòng tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về chủ trương xây dựng NTM. Chính vì vậy mà mọi chủ trương, Nghị quyết, Kế hoạch về xây dựng NTM đã thực sự đi vào lòng dân và được nhân dân đồng tình, hưởng ứng tích cực, trở thành cao trào thi đua rộng khắp ở địa phương.

b) Công tác đào tạo, tập huấn.

Cùng với công tác tuyên truyền, việc tập huấn kiến thức về xây dựng NTM được quan tâm, tổ chức thực hiện. Trong những năm qua, các thành viên BCĐ xã, Ban quản lý các thôn đã tham gia đầy đủ các buổi tập huấn kiến thức về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM do tỉnh và huyện tổ chức, thông qua các lớp tập huấn, đội ngũ cán bộ làm công tác NTM các cấp xã, thôn đã nắm được các chủ trương, chính sách và các bước triển khai thực hiện chương trình theo quy định của tỉnh và huyện, góp phần thực hiện hiệu quả các nội dung của Chương trình.

3. Công tác phát triển sản xuất, ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân.

a) Về sản xuất nông nghiệp.

Với quan điểm xây dựng NTM phải bắt đầu từ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân để tạo nguồn lực đóng góp của nhân dân, "lấy sức dân để lo cho dân", "nhân dân là chủ thể trong việc xây dựng nông thôn mới" và nhân dân là người trực tiếp hưởng thụ. Với quan điểm trên, trong những năm qua địa phương ưu tiên phát triển ngành nghề dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp - chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp, đưa cây trồng có giá trị thu nhập kinh tế cao vào sản xuất, như hành, cà chua, xây dựng cánh đồng rau sạch theo tiêu chuẩn Vietgap ở thôn 6, quy hoạch trồng cây ớt xuất khẩu, quy hoạch cánh đồng trồng rau màu ở thôn 2,3,4,5 và thành lập được 13 trang trại, gia trại chăn nuôi tập trung.

Nhìn chung, các mô hình sản xuất được lựa chọn bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu thực tế, phù hợp với nguyện vọng của người dân và đúng với nội dung của Chương trình xây dựng NTM, lấy phát triển sản xuất là gốc để nâng cao giá trị sản xuất và thế mạnh địa phương, nhờ đó, đã góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân, xóa bỏ dần các thói quen sản xuất lạc hậu, kém hiệu quả.

b) Công tác phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn.

Trong 5 năm qua các hoạt động ngành nghề có bước phát triển khá tốt, nhiều tổ thợ nề có uy tín không những đã tự đảm đương được các công trình lớn trong xã mà vươn ra địa bàn các xã trong huyện với số lao động có tay nghề cao ngày càng nhiều. Nhiều tổ thợ cơ khí, thợ mộc, thợ sửa chữa xe máy, ô tô đã được đầu tư có chiều sâu, ngày càng nâng cao chất lượng để chiếm lĩnh thị trường trong khu vực. Một số nghề tiểu thủ công nghiệp mới được đầu tư du nhập như nghề làm gạch không nung bước đầu đã mang lại thu nhập khá cho một số hộ gia đình và có triển vọng tốt. Với tổng số lao động ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại là 450 lao động đang từng bước tạo việc làm cho nhân dân trong xã.

Trên địa bàn xã có 150 hộ kinh doanh dịch vụ thương mại. Toàn xã có 9 xe ô tô vận tải và xe ô tô chở khách, có 5 xe con. Toàn xã có 3 doanh nghiệp và trong những năm qua, nhân dân trong xã đã đầu tư mua sắm phương tiện sản xuất dịch vụ như máy gặt đập liên hợp, máy làm đất và nhiều cửa hàng cửa hiệu làm dịch vụ đã góp phần tăng trưởng kinh tế hàng năm từ 11% trở lên.

c) Kết quả nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân.

Trong những năm qua thông qua việc chuyển đổi các mô hình sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao vào sản xuất và chăn nuôi đã tăng thu nhập cho người lao động. Thương mại, dịch vụ và các ngành nghề cũng được địa phương hết sức chú trọng, hàng năm cho thu nhập hàng chục tỷ đồng trở lên như Thương mại, dịch vụ, vận tải…bình quân thu nhập đầu người tăng từ 11,1 triệu đồng năm 2010, đến tháng 6/2016 đạt 24,5 triệu đồng/năm.

Thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ sản xuất cho hộ nghèo, ưu tiên hộ nghèo có phụ nữ là chủ hộ, người tàn tật, hộ chính sách; hỗ trợ giống để chuyển đổi vật nuôi, cây trồng có giá trị kinh tế cao; hỗ trợ lãi suất, vật tư, dịch vụ phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp, dịch vụ thú y, phòng dịch…, để tạo cơ hội cho người nghèo ổn định sản xuất, việc làm phù hợp. Đến nay trên địa bàn xã không còn nhà tranh tre, dột nát, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm, năm 2010 là 16,7%, qua kết quả rà soát 6 tháng đầu năm 2016 còn 4,97%.

Thường xuyên làm tốt các cuộc vận động ủng hộ đồng bào bị thiên tai,  ủng hộ xây dựng quỹ vì người nghèo, quỹ vì trẻ em, quỹ nạn nhân chất độc da cam v.v.

4. Kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới.

           Tổng kinh phí đã thực hiện: 112.378 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách Trung ương, tỉnh:  6.460 triệu đồng, chiếm 5,75%.

- Ngân sách huyện:                   200 triệu đồng, chiếm 0,18%.

- Ngân sách xã:                    23.629 triệu đồng, chiếm 21,02%.

- Nhân dân đóng góp:          82.089 triệu đồng, chiếm 73,05%.

(Trong đó: Nguồn vốn nhân dân đóng góp xây dựng Nhà văn hóa thôn, đường giao thông, kênh mương nội thôn, nội đồng là 2.089 triệu đồng; Nguồn vốn đầu tư xây dựng, nâng cấp 349 nhà ở và 382 công trình vệ sinh là 80 tỷ đồng)

V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHÍ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI.

Tổng số tiêu chí xã tổ chức tự đánh giá đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định là 19/19 tiêu chí, đạt 100%, cụ thể:

           1. Tiêu chí số 1 về Quy hoạch và thực hiện quy hoạch.

           a) Yêu cầu của tiêu chí:

-        Có quy hoạch nông thôn mới được lập theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28/10/2011 của liên Bộ: Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới và được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được công bố rộng rãi tới các thôn.

-        Các bản vẽ quy hoạch được niêm yết công khai để người dân biết và thực hiện; hoàn thành việc cắm mốc chỉ giới các công trình hạ tầng theo quy hoạch được duyệt.

-        Có Quy chế quản lý quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

           b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

Có quy hoạch nông thôn mới được lập theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28/10/2011 của liên bộ; và được phê duyệt quy hoạch tại Quyết định 453/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2012 của UBND huyện Thọ Xuân về phê duyệt Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Tây Hồ.

- Có quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, được công bố rộng rãi tới các thôn.

- Có bản vẽ quy hoạch được niêm yết công khai, hoàn thành việc cắm mốc chỉ giới các công trình hạ tầng theo quy hoạch, được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Có quy chế quản lý quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Kinh phí đã thực hiện: 231,8 triệu đồng.

c) Tự đánh giá:    Mức độ đạt tiêu chí:  Đạt.

2. Tiêu chí số 2 về Giao thông.

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hoá hoặc bê tông hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT. Chỉ tiêu: 100%.

- Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT. Chỉ tiêu: 70%.

- Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa. Chỉ tiêu 100% (70% cứng hoá).

- Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hoá, xe cơ giới đi lại phải thuận tiện. Chỉ tiêu: 70%.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Đường giao thông liên xã 2,3km: Đã được bê tông hóa được  2,3/2,3km, đạt 100%.

- Đường trục thôn, xóm cứng hóa: 3,8/3,8km đạt 100%.

- Đường ngõ, xóm sạch không lầy lội vào mùa mưa: 12,7/12,7km đạt 100%.

- Đường trục chính nội đồng được bê tông hóa và cứng hóa xe cơ giới đi lại thuận tiện là 9,52 km/11,18 đạt 85,15%.

- Kinh phí đã thực hiện: 16 tỷ 477 triệu đồng

c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt

           3. Tiêu chí số 3 về Thuỷ lợi.

           a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Tỷ lệ kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa đạt 85% trở lên;

- Hệ thống thủy lợi trong phạm vi xã, do xã quản lý cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất và dân sinh.

           b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Tổng số kênh mương trên địa bàn toàn xã là 18,6km. Trong đó kênh mương do xã quản lý là: 12,7km, đã kiên cố được 11,1km đạt 87,4%.

- Hệ thống thủy lợi đã cơ bản đáp ứng nhu cầu dân sinh và sản xuất của nhân dân đạt 100 %.

- Kinh phí đã thực hiện: 1.811 triệu đồng.

c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt.

4. Tiêu chí số 4 về Điện.

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện. Chỉ tiêu: Đạt.

- Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn. Chỉ tiêu: 98%.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Trên địa bàn xã có 13,54 km đường dây hạ thế và 4 trạm biến áp. Hiện nay toàn bộ hệ thống điện của xã đã đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện.

- Có 1.124 hộ/1.124 hộ sử dụng điện an toàn thường xuyên =100% (yêu cầu tiêu chí 100%).

- Kinh phí đã thực hiện: 157,1  triệu đồng

c) Tự đánh giá: Mức độ tiêu chí: Đạt

5. Tiêu chí số 5 về Trường học.

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Tỷ lệ trường học các cấp: mần non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia. Chỉ tiêu 80%.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

Trên địa bàn xã có 3 cấp trường:

- Trường mầm non: Đạt chuẩn quốc gia mức độ I năm 2011.

- Trường tiểu học: Đạt chuẩn quốc gia mức độ II năm 2009.

- Trường trung học cơ sở: Đạt chuẩn quốc gia mức độ I năm 2013.

- Kinh phí đã thực hiện:  1 tỷ 169 triệu đồng

c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt

6. Tiêu chí số 6 về Cơ sở vật chất văn hoá.

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Có nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của các Trung tâm văn hóa - thể thao xã.

- 100% thôn hoặc liên thôn có nhà văn hóa và khu thể thao đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tại Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08/3/2011 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của nhà văn hóa - khu thể thao thôn.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Hiện nay nhà văn hóa và khu công sở của xã đã xây dựng đạt chuẩn. Có sân vận động trung tâm, sân thể thao liên thôn theo quy định tại thông tư 41 Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.

- 7/7 thôn có nhà văn hóa đạt chuẩn.

- Kinh phí đã thực hiện:  9 tỷ 437 triệu đồng

c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt

7. Tiêu chí số 7 về Chợ nông thôn.

a) Yêu cầu của tiêu chí:

-   Về công trình kỹ thuật: Có đủ các công trình của chợ nông thôn do xã quản lý (chợ hạng 3) được quy định trong TCVN 9211: 2012 Chợ -Tiêu chuẩn thiết kế ban hành tại Quyết định 3621/QĐ-BKHCN ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố Tiêu chuẩn quốc gia.

-   Điều hành quản lý chợ:

+ Có tổ chức quản lý;

+ Có Nội quy chợ do UBND xã quy định và niêm yết công khai để điều hành hoạt động, xử lý vi phạm;

+ Có sử dụng cân đối chứng, thiết bị đo lường để người tiêu dùng tự kiểm tra về số lượng, khối lượng hàng hóa;

+ Các hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ không thuộc danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Do xã Tây Hồ nằm gần trung tâm huyện và xã Bắc Lương, do đó nên xã nằm giáp Chợ Phủ (Chợ huyện) thuộc Thị trấn Thọ Xuân và Chợ Neo (Chợ vùng) thuộc xã Bắc Lương nên xã đã có tờ trình đề nghị Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện cho phép xã Tây Hồ không thực hiện tiêu chí Chợ nông thôn.

c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt

8. Tiêu chí số 8 về Bưu điện.

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Có ít nhất 01 (một) điểm cung cấp được 02 dịch vụ bưu chính và viễn thông đạt tiêu chuẩn ngành theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Quyết định số 463/QĐ-BTTTT ngày 22/3/2012 về việc ban hành hướng dẫn thực hiện tiêu chí ngành thông tin và truyền thông về xây dựng nông thôn mới.

- Đối với các xã đảo có từ 200 người dân trở lên phải có điểm cung cấp dịch vụ bưu chính và viễn thông công cộng;

- Có phủ sóng hoặc mạng để truy cập internet.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Xã có điểm phục vụ bưu chính viễn thông đạt tiêu chuẩn ngành.

- 100% có điểm Internet đến thôn, nhiều hộ dân đã nối mạng đảm bảo yêu cầu truy cập thông tin.

c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt

9. Tiêu chí số 9 về Nhà ở dân cư.

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Nhà tạm dột nát. Chỉ tiêu: Không

- Tỷ lệ nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ Xây dựng. Chỉ tiêu: 80%.

b) Kết quả thực hiện:

- Hiện nay, xã không còn nhà tạm, dột nát

- Tỷ lệ nhà ở đạt chuẩn theo quy định của Bộ xây dựng đạt 1.073/1.124 nóc nhà đạt 95,4%

- Kinh phí thực hiện: 80 tỷ đồng.

c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt

10. Tiêu chí số 10 về Thu nhập.

a) Yêu cầu của tiêu chí:

         - Mức thu nhập bình quân đầu người/năm của xã đạt mức tối thiểu trở lên:

           + 2014: 17 triệu.

           + 2015: 18 triệu.

           + 2020: 35 triệu.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Thu nhập bình quân đầu người đến tháng 5/2016 đạt 24,5 triệu đồng /người.

c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt

11. Tiêu chí số 11 về Hộ nghèo.

a) Yêu cầu của tiêu chí:

         - Tỷ lệ hộ nghèo đạt dưới 5%.

b) kết quả thực hiện tiêu chí:

Tỷ lệ hộ nghèo qua rà soát 6 tháng đầu năm 2016 là 61/1.225 hộ, chiếm 4,97%.

c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt.

12. Tiêu chí số 12 về Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên.

a) Yêu cầu của tiêu chí:

         - Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 90% trở lên.

b) Kết quả thực hiện:

Tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên là: 93,04%.

Cụ thể như sau:

- Tổng nhân khẩu của xã:  4.366 người.

- Tổng số lao động: 2.356 người

- Tổng số lao động thường xuyên có việc làm: 2.192 người.

c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt

13. Tiêu chí số 13 về Hình thức tổ chức sản xuất.

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Xã được công nhận đạt tiêu chí về hình thức tổ chức sản xuất khi có ít nhất 01 hợp tác xã hoặc tổ hợp tác có đăng ký, hoạt động đạt hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo Luật, có hợp đồng liên kết với doanh nghiệp.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Xã có HTX dịch vụ nông nghiệp đã thực hiện chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012, Hợp tác xã hoạt động có hiệu quả, đáp ứng các dịch vụ về sản xuất nông nghiệp và nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của nhân dân trong xã. HTX có hợp đồng liên doanh, liên kết với doanh nghiệp bên ngoài để cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm cho xã viên.

c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt

14. Tiêu chí số 14 về Giáo dục.

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở;

- Đạt tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học đạt 85% trở lên;

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 35% trở lên.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học THPT, bổ túc, học nghề đạt 95,5%.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt: 39,8%

c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt

15. Tiêu chí số 15 về Y tế.

a) Yêu cầu của tiêu chí: 

- Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế. Chỉ tiêu: 70% trở lên.

- Y tế xã đạt chuẩn quốc gia. Chỉ tiêu: Đạt

b) Kết quả thực hiện:

  - Trạm y tế xã đã được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp Giấy chứng nhận đạt Tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020, theo Quyết định số 5625 ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

- Hiện nay số người tham gia BHYT là: 3.799 người/4.366 người, đạt 87,01%.

- Kinh phí thực hiện: 2,2 tỷ đồng

c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt

16. Tiêu chí số 16 về Văn hoá.

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Xã có từ 70% thôn trở lên được công nhận và giữ vững danh hiệu “Thôn văn hóa” liên tục từ 05 năm trở lên.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Xã có 7/7 thôn đạt 100% đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo quy định của Bộ VH-TT-DL, tỷ lệ gia đình văn hóa chiếm 87% tổng số hộ, trên địa bàn xã không có các dịch vụ hoạt động văn hóa đồi trụy.

- Kinh phí thực hiện: 30 triệu đồng

c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt

17. Tiêu chí số 17 về Môi trường.

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 85% trở lên, trong đó tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch đạt 47% trở lên;

          - 90% cơ sở sản xuất - kinh doanh trên địa bàn đạt chuẩn về môi trường. (10% còn lại tuy có vi phạm nhưng đang khắc phục);

- Đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh - sạch - đẹp, không có hoạt động làm suy giảm môi trường;

- Nghĩa trang có quy hoạch và quản lý theo quy hoạch;

- Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo qui định.

b) Kết quả thực hiện:

- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia là 1.095/1.124 đạt 97,4 %;

- Các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã đạt tiêu chuẩn về môi trường, trong quá trình sản xuất xả nước thải, chất thải rắn, mùi, khói bụi, tiếng ồn nằm trong giới hạn cho phép theo quy định.

- Không có các hoạt động gây ô nhiễm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh - sạch - đẹp.

- Các thôn đều có tổ thu gom rác thải để xử lý chất thải.

- Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch, tách riêng từng khu hung táng, cát táng, thuận lợi cho việc thăm viếng của nhân dân.

- Kinh phí thực hiện: 556,2 triệu đồng

c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt

18. Tiêu chí số 18 về hệ thống tổ chức chính trị, xã hội vững mạnh.

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- 100% cán bộ, công chức xã đạt chuẩn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ tại Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn;

- Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định;

- Đảng bộ xã đạt tiêu chuẩn "Trong sạch, vững mạnh" theo quy định của Ban Tổ chức Trung ương tại Hướng dẫn số 07-HD/BTCTW ngày 11/10/2011 về đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên;

- Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội của xã được công nhận đạt danh hiệu tiên tiến trở lên.

b) Kết quả thực hiện:

- Xã có 21/21 cán bộ công chức đạt chuẩn 100%

- Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định.

- Hàng năm Đảng bộ xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”.

- Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã hàng năm đều đạt danh hiệu tiên tiến.

- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho cán bộ: 100 triệu đồng.

c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt.

19. Tiêu chí số 19 về An ninh trật tự xã hội.

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Không có tổ chức, cá nhân hoạt động chống Đảng, chính quyền, phá hoại kinh tế; truyền đạo trái pháp luật, khiếu kiện đông người kéo dài;

- Không có tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội và không phát sinh thêm người mắc các tệ nạn xã hội trên địa bàn;

- Trên 70% số thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự;

- Hàng năm Công an xã đạt danh hiệu đơn vị tiên tiến trở lên.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Không để xảy ra các hoạt động chống đối Đảng, chống chính quyền, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, không để xảy ra các hoạt động tuyên truyền, phát triển đạo trái phép, gây rối an ninh trật tự.

- Không có tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội và không phát sinh thêm người mắc tệ nạn xã hội trên địa bàn.

- 7/7 thôn được công nhận tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự:

- Hàng năm Công an xã đạt danh hiệu đơn vị tiên tiến trở lên. Lực lượng Công an xã được xây dựng, củng cố ngày càng trong sạch, vững mạnh theo quy định của Pháp lệnh Công an xã và hướng dẫn của ngành.

- Hàng năm Đảng ủy có Nghị quyết, UBND có kế hoạch về công tác đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn xã.

- Kinh phí thực hiện: 208 triệu đồng

c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt.

VI. ĐÁNH GIÁ CHUNG.

1. Những mặt đã làm được.

Sau thời gian 5 năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM xã Tây Hồ với các giải pháp đồng bộ đã thực sự làm thay đổi toàn diện tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn, nhận thức của người dân được nâng lên rõ rệt, cơ sở hạ tầng nông thôn đã có nhiều chuyển biến tích cực, con người có ý thức hơn trong công tác bảo vệ môi trường. Các công trình kinh tế xã hội trên địa bàn xã đã được triển khai đồng bộ, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân, hình thành mô hình sản xuất có hiệu quả, góp phần tích cực phát triển kinh tế xã nội, nâng cao thu nhập của người dân, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã giảm bình quân 2,7% năm, từ đó làm cho đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng cao, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Từ những kết quả đó, sau khi MTTQ tổ chức họp để lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân đối với công cuộc xây dựng Nông thôn mới, hầu hết nhân dân đều hài lòng, phấn khởi với tỉ lệ hài lòng bình quân các tiêu chí đạt 98,3%.

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Qua 5 năm thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới, tuy đã đạt được các mục tiêu đề ra, nhưng trong quá trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện còn bộc lộ một số hạn chế khuyết điểm đó là:

- Ban chỉ đạo, Ban quản lý bước đầu còn lúng túng trong công tác chỉ đạo điều hành; một số Tiểu ban thôn đã được thành lập nhưng hoạt động chưa đồng bộ, hoạt động đạt hiệu quả chưa cao.

- Một bộ phận nhân dân còn trông chờ vào đầu tư của Nhà nước, chưa tự nguyện trong việc đóng góp cùng cộng đồng dân cư để đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi công cộng nên tiến độ thực hiện một số tiêu chí còn chậm.

Nguyên nhân của những hạn chế khuyết điểm đó là: Chương trình xây dựng Nông thôn mới là một nhiệm vụ lớn, mới và khó, trong khi tiềm lực và xuất phát điểm của địa phương thấp, các nguồn thu ngân sách hạn chế, chủ yếu dựa vào nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, trong thời điểm thị trường bất động sản bị đóng băng.

Chính sách của Nhà nước theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ chưa cụ thể nên một bộ phận nhân dân trông chờ vào nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

3. Bài học kinh nghiệm

Một là: Tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo, sự điều hành linh hoạt, sáng tạo và quyết liệt của Ban chỉ đạo, Ban quản lý, sự phối hợp chặt chẽ của MTTQ và các đoàn thể chính trị, đặc biệt là nỗ lực phấn đấu, đồng tình và hưởng ứng tích cực của nhân dân trong xã, thực hiện tốt pháp lệnh dân chủ, tạo sự đồng thuận của cán bộ, Đảng viên và nhân dân trong việc xây dựng NTM.

Hai là: Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để cán bộ Đảng viên và nhân dân hiểu rõ nội dung chương trình XD NTM, đây là chương trình lớn của Đảng và nhà nước có tác động trực tiếp đến mọi lĩnh vực đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, trọng tâm là nâng cao đời sống và thu nhập của người dân một cách bền vững, bảo vệ môi trường và công tác an sinh xã hội hiệu quả cao.

Ba là: Xây dựng Đề án sát đúng phù hợp với điều kiện của địa phương, lựa chọn các tiêu chí để thực hiện trong từng thời điểm, từng giai đoạn với phương châm tiêu chí nào thiết thực đến đời sống phát triển sản xuất của nhân dân thì làm trước đem lại hiệu quả sau khi hoàn thành, đồng thời phải phân rõ trách nhiệm của xã, của thôn, làng trong việc đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi như điện, đường, trường, trạm, trung tâm văn hóa thể thao, công sở, đường kênh mương nội đồng, xây dựng nhà văn hóa thôn, đường giao thông thôn xóm, chỉnh trang khu dân cư, các công trình vệ sinh nước sạch. Xây dựng NTM phải bắt đầu từ thôn, làng, từ mỗi gia đình từ đó tạo lòng tin và sự đồng thuận của nhân dân tham gia, chung sức đóng góp mọi nguồn lực để XD NTM trên địa bàn xã, những tiêu chí hoàn thành đều mang lại hiệu quả lớn cho nhân dân.

Bốn là: Phải thường xuyên quan tâm đến phát triển kinh tế trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, gắn với ứng dụng đồng bộ các tiến bộ KHKT và công nghệ vào sản xuất, tạo ra nhiều việc làm tăng giá trị thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, xây dựng NTM phát triển bền vững.

Năm là:  Tăng cường công tác quản lý tài chính, phát huy dân chủ, công khai minh bạch về tài chính để nhân dân kiểm tra giám sát.

Trong quá trình thực hiện phải phân công trách nhiệm cụ thể cho từng Tiểu ban, từng thành viên phụ trách từng tiêu chí, thường xuyên giao ban kịp thời để tháo gỡ khó khăn vướng mắc, làm tốt công tác sơ kết, tổng kết, thi đua khen thưởng.

4. Đề xuất, kiến nghị

Từ những kết quả đạt được, để tiếp tục duy trì và phát huy tiềm năng thế mạnh của một xã nông thôn mới, xã Tây Hồ kính đề nghị Trung ương, Tỉnh Thanh Hóa và huyện Thọ Xuân một số vấn đề như sau:

1. Tiếp tục hỗ trợ nguồn kinh phí theo chương trình mục tiêu Quốc gia và các chương trình lồng ghép để xã có thêm nguồn kinh phí hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí.

2. Đề nghị Trung ương, tỉnh tiếp tục có chính sách về phát triển nông nghiệp nông thôn như chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chính sách kích cầu xây dựng bền vững vùng lúa chất lượng hiệu quả cao; các chính sách khác liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân và có nguồn kinh phí cho việc nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM một cách bền vững./.

 

Nơi nhận:

- BCĐ xây dựng NTM huyện (để báo cáo).;

- BCĐ xây dựng NTM tỉnh (để báo cáo);

- Văn phòng điều phối NTM tỉnh (để báo cáo);

- TT Đảng uỷ xã (để báo cáo);

- TT HĐND xã (để báo cáo);

- Các thành viên BCĐ xã;

- Lưu: VP,

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Hồng Sơn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                    


 

Kết quả xây dựng nông thôn mới xã Tây Hồ

Đăng lúc: 20/06/2019 07:34:40 (GMT+7)

Kết quả xây dựng nông thôn mới xã Tây Hồ

 

ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ TÂY HỒ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 

Số: 62/BC-UBND

                        Tây Hồ, ngày 10 tháng 6 năm 2016

 

BÁO CÁO

Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2016
 xã Tây Hồ, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá.

 

I. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO, TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ.

Xác định Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một nhiệm vụ mới và khó đối với cấp cơ sở, tuy nhiên việc xây dựng thành công nông thôn mới trên địa bàn xã sẽ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo Quốc phòng - An ninh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, từ đó Ban chấp hành Đảng bộ đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về xây dựng nông thôn mới.

Thời điểm bắt đầu triển khai xây dựng NTM Đảng ủy - UBND xã đánh giá xã mới đạt 8/19 tiêu chí, các tiêu chí còn lại mới đạt khoảng 45-50%, chủ yếu là các tiêu chí thuộc nhóm hạ tầng kinh tế - xã hội, cần nhiều vốn mới có khả năng xây dựng hoặc nâng cấp, mới đáp ứng được mục tiêu đặt ra.

Thực hiện chương trình xây dựng NTM với xuất phát điểm của xã thấp, ngành nghề chưa phát triển, thu nhập đầu người năm 2011 mới đạt 11,1 triệu đồng/người/năm; Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 16,7%, tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 55%; Cơ sở vật chất, nhà văn hóa, khu thể thao còn thiếu, công sở làm việc chưa đáp ứng nhu cầu; Hệ thống giao thông nội đồng, giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng phục vụ cho sản xuất và đi lại mới đáp ứng được 60% so với yêu cầu.

II. CĂN CỨ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN.

Căn cứ Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới;

Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về Nông thôn mới;

Căn cứ Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi một số tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới;

Căn cứ Thông tư số 40/2014/TT-BNNPTNT ngày 13/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn trình tự, thủ tục, hồ sơ xét công nhận và công bố xã, huyện, tỉnh đạt chuẩn Nông thôn mới;

Căn cứ Quyết định số 4296/QĐ-UBND, ngày 4/12/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành tiêu chí công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

Căn cứ Quyết định số 1359/QĐ-UBND ngày  01 tháng 08 năm 2012 của Uỷ ban nhân dân huyện Thọ Xuân về phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới xã Tây Hồ, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ xã Tây Hồ khoá XXI về Xây dựng Nông thôn mới, giai đoạn 2015- 2020;

III. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG.

1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã.

Tây Hồ là xã đồng bằng của huyện Thọ Xuân, cách trung tâm huyện 1,5 km, phía Bắc giáp xã Hạnh Phúc, phía Nam giáp xã Xuân Quang, phía Đông giáp xã Bắc Lương, phía Tây giáp xã Xuân Giang và Thị trấn Thọ Xuân. Dân cư chủ yếu làm nghề nông nghiệp, các ngành nghề dịch vụ thương mại phát triển còn chậm.

Tây Hồ có tổng diện tích tự nhiên 315,81 ha, (Trong đó đất nông nghiệp là 210,21 ha chiếm 66,6%, đất phi nông nghiệp là 101,24 ha chiếm 32%, đất chưa sử dụng 4,36 ha chiếm 1,4%). Dân số tại thời điểm 30/4/2015 là 4.336 người, được sinh sống ở 7 thôn hành chính. Đảng bộ Tây Hồ có 298 đảng viên sinh hoạt ở 10 chi bộ, (Trong đó có 7 chi bộ thôn và 3 chi bộ trường học) xã có tuyến đường giao thông quốc lộ 47C đi qua tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội.

Đảng bộ và nhân dân Tây Hồ luôn phát huy truyền thống cách mạng, luôn gương mẫu đi đầu trong phong trào thi đua "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người", luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong chi viện, đóng góp sức người, sức của cho 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Trong thời kỳ đổi mới Đảng bộ và nhân dân xã Tây Hồ tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng của quê hương anh hùng, xung kích trên mặt trận sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo, xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh. Nhận thức ý nghĩa và tầm quan trọng đó trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân Tây Hồ luôn xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, làng văn hoá, cơ quan văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển nhanh, bền vững ở địa phương. Từ quan điểm nhận thức trên đã trở thành hành động cách mạng trên tất cả các lĩnh vực đời sống chính trị, kinh tế đã tạo ra bước đột phá trong chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế, cây trồng, con nuôi có giá trị kinh tế hàng hoá cao, đáp ứng thị trường, góp phần nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích và đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện.

Cơ sở hạ tầng, các công trình văn hoá, y tế, giáo dục được đầu tư xây dựng đạt chuẩn quốc gia. Các công trình văn hoá tâm linh đã được nhân dân trong xã, con em đang công tác xa quê, các nhà hảo tâm chung tay, góp sức xây dựng, tôn tạo góp phần tạo nên diện mạo nông thôn mới ngày càng phát triển khang trang, giàu đẹp hơn trên quê hương xã Tây Hồ theo tinh thần Nghị quyết hội nghị Trung ương VII (Khoá X) về nông nghiệp, nông thôn và nông dân và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã và đang phát huy hiệu quả thiết thực ở địa phương.

Được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Huyện ủy - HĐND - UBND  và các phòng, ngành, đoàn thể cấp huyện, Ban chỉ đạo XDNTM huyện Thọ Xuân cùng với sự quyết tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy Đảng, chính quyền và sự vào cuộc của các tổ chức chính trị xã hội cùng với sự đồng thuận hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân trên địa bàn xã. Kết thúc giai đoạn kinh tế - xã hội 2010 - 2015, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tây Hồ đã đạt được những thành tựu quan trọng, làm nền tảng và tạo đà phát triển cho những năm tiếp theo.

2. Thuận lợi

- Tây Hồ là một xã đồng bằng, ruộng đất và hệ thống giao thông thủy lợi thuận tiện cho việc tưới tiêu, sau đổi điền dồn thửa lần thứ 2, cùng với hệ thống giao thông thủy lợi được quy hoạch bổ sung đến nay đã cơ bản đáp ứng nhu cầu giao thông đi lại và tưới tiêu trên đồng ruộng, tạo cơ sở thúc đẩy phát triển nông nghiệp của địa phương. Do thuận lợi về giao thông và gần trung tâm huyện nên việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nhân dân theo cơ chế thị trường luôn có sự năng động, sáng tạo.

- Có sự lãnh đạo tập trung, sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền, tuyên truyền vận động của MTTQ, các đoàn thể từ xã đến thôn, sự tin tưởng, hưởng ứng, đồng thuận của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội, làm thay đổi bộ mặt nông thôn một cách rõ rệt từ mỗi thôn, mỗi làng.

- Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình, tích cực của Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện Thọ xuân cùng các phòng, ban cấp huyện.

- Đảng, Nhà nước có nhiều văn bản, chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện kinh tế nông thôn phát triển theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

- Kinh tế nông nghiệp, nông thôn đang từng bước thay đổi phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội, đời sống người dân ngày càng được cải thiện.

3. Khó khăn:

- Nhận thức về quan điểm, mục tiêu, giải pháp, lộ trình xây dựng NTM của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân còn chung chung chưa đầy đủ, chưa sâu sắc, còn xuất hiện tư tưởng trông chờ vào nguồn lực đầu tư hỗ trợ của nhà nước, bước đầu còn tư tưởng ngại khó, thiếu quyết tâm trong chỉ đạo và thực hiện. Cán bộ chưa có kinh nghiệm trong công tác xây dựng NTM nên còn gặp nhiều khó khăn cho việc lãnh đạo, điều hành cũng như tổ chức thực hiện.

- Nguồn đầu tư cho các hạng mục theo Quyết định 695/QĐ-TTg ngày 8/6/2012 về việc sửa đổi nguyên tắc, cơ chế hỗ trợ vốn chương trình thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2012 - 2020 lại càng khó khăn hơn, việc cụ thể hóa cơ chế chính sách để thực hiện chương trình của TW, của Tỉnh chậm được ban hành và chưa đồng bộ, nên chưa tạo được động lực mạnh mẽ để xã triển khai chương trình xây dựng NTM.

- Quá trình triển khai thực hiện ở vào thời điểm chúng ta đang thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ nên vốn từ ngân sách cấp theo chương trình rất khó khăn cho triển khai và thực hiện chương trình. Công tác huy động đóng góp của nhân dân và cộng đồng còn khiêm tốn, chưa khai thác hết nội lực và hỗ trợ đóng góp từ bên ngoài. Bên cạnh đó việc lồng ghép các chương trình, dự án khác với chương trình xây dựng NTM còn hạn chế.

IV. KẾT QUẢ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI.

 1. Công tác chỉ đạo, điều hành.

Ngay sau khi được chọn làm xã điểm xây dựng Nông thôn mới của huyện, đây là một chương trình lớn và mới đối với địa phương Tây Hồ, đòi hỏi phải tập trung cao độ sự lãnh đạo của Đảng, sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Sau khi nhận được văn bản điều hành của cấp trên, Ban thường vụ Đảng ủy xã đã chủ động chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thông mới theo các bước, trình tự cụ thể và tổ chức họp Ban chấp hành Đảng bộ ra Nghị quyết chuyên đề về xây dựng nông thôn mới, thành lập Ban chỉ đạo, đồng thời xây dựng chương trình hành động thực hiện, phân công các đồng chí Ủy viên Ban thường vụ, Ban chấp hành, các ngành, đoàn thể, cán bộ công chức phụ trách và hướng dẫn các thôn tổ chức thực hiện. Ngày 03/10/2011 Đảng ủy xã đã ra quyết định số 13-QĐ/ĐU  về việc thành lập Ban chỉ đạo xây dựng NTM; ngày 01/8/2012 UBND xã đã thành lập Ban quản lý xây dựng NTM. Sau khi được thành lập, Ban quản lý đã chủ động xây dựng Đề án giai đoạn 2011 - 2015; Tiếp đó ngày  01/8/2012 UBND xã đã có quyết định thành lập 3 Tiểu ban của xã và 7 Tiểu ban ở các thôn. Từ đó căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, Ban quản lý đã tham mưu cho Ban chỉ đạo xã xây dựng kế hoạch cụ thể từng năm và triển khai đến các đơn vị thôn tổ chức thực hiện, đồng thời giao cho Ban quản lý thường xuyên giao ban với các thôn để kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng chính đáng của nhân dân và những khó khăn cần tháo gỡ trong quá trình tổ chức thực hiện, từ đó có các giải pháp, cách làm phù hợp đề Đề án xây dựng NTM của xã thực sự đi vào cuộc sống của người dân.

Mặc dù ngân sách địa phương còn rất hạn chế, nhưng để khuyến khích, kích cầu nhân dân các thôn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng, địa phương đã ban hành cơ chế hỗ trợ các thôn trong làm đường giao thông, kênh mương nội thôn, nội đồng, nhà văn hóa thôn. Cơ chế, chính sách này đã được Ban chấp hành Đảng bộ; Hội đồng nhân dân xã ra Nghị quyết thông qua.

 

2. Công tác truyền thông, đào tạo, tập huấn   

a) Công tác truyền thông.

- Tuyên truyền về chương trình xây dựng NTM trên địa bàn xã triển khai đồng bộ từ xã đến thôn, gồm các văn bản chỉ đạo về xây dựng NTM của TW - Tỉnh - Huyện bằng nhiều hình thức như: Thông qua hội nghị Đảng bộ, hội nghị các đoàn thể và hội nghị thôn, treo băng zôn, khẩu hiệu, pa nô và trên hệ thống truyền thanh của xã chương trình hành động về xây dựng NTM, qua đó nhằm phân tích rõ mục đích, nội dung, ý nghĩa và hiệu quả to lớn, thiết thực của việc xây dựng NTM mà nhân dân là chủ thể, để mọi người hiểu tham gia thực hiện một cách tích cực và tự giác.

- BCH Đảng bộ, Chi ủy Chi bộ, MTTQ và các đoàn thể nhân dân đưa chương trình xây dựng NTM vào kế hoạch lãnh đạo thực hiện hàng tháng, quý, các Chi bộ đã xây dựng chuyên đề về NTM để bàn bạc, thảo luận, tổ chức thực hiện. Hàng năm có đánh giá sơ kết kết quả thực hiện chương trình xây dựng NTM, từ đó để rút ra bài học kinh nghiệm và đề ra các chủ trương, giải pháp để thực hiện trong thời gian tiếp theo.

- MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng NTM, vì vậy đến tháng 5/2016 các thôn đã có đường bê tông, kênh mương đáp ứng nhu cầu sản xuất và dân sinh, nhà văn hóa thôn khang trang phục vụ cho sinh hoạt cộng đồng của nhân dân. Vận động nhân dân hiến trên 2.100m2 đất xây dựng công trình giao thông, thủy lợi trị giá trên 1 tỷ đồng.

Trong đó có hỗ trợ của Nhà nước bằng xi măng là 642 tấn, số còn lại nhân dân đóng góp và ngân sách xã hỗ trợ; Phong trào 5 không 3 sạch, đoạn đường tự quản của Hội Phụ nữ; Đoàn Thanh niên; Hội Nông dân với phong trào ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất và chăn nuôi, giúp nhau phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo nâng cao giá trị thu nhập cho hội viên. Hội phụ nữ, Hội nông dân gắn với chương trình xây dựng NTM bằng hình thức sân khấu hóa tuyên truyền về các nội dung xây dựng NTM theo các tiêu chí.

Do thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền vận động nên đã làm mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn xã hiểu rõ mục đích của xây dựng NTM là kinh tế, xã hội phát triển, đời sống vật chất, tinh thần nhân dân được nâng cao, môi trường nông thôn xanh, sạch, đẹp phát huy và giữ vững bản sắc văn hóa của dân tộc, hệ thống chính trị ổn định, an ninh trật tự vững mạnh. Từ đó đã cũng cố được lòng tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về chủ trương xây dựng NTM. Chính vì vậy mà mọi chủ trương, Nghị quyết, Kế hoạch về xây dựng NTM đã thực sự đi vào lòng dân và được nhân dân đồng tình, hưởng ứng tích cực, trở thành cao trào thi đua rộng khắp ở địa phương.

b) Công tác đào tạo, tập huấn.

Cùng với công tác tuyên truyền, việc tập huấn kiến thức về xây dựng NTM được quan tâm, tổ chức thực hiện. Trong những năm qua, các thành viên BCĐ xã, Ban quản lý các thôn đã tham gia đầy đủ các buổi tập huấn kiến thức về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM do tỉnh và huyện tổ chức, thông qua các lớp tập huấn, đội ngũ cán bộ làm công tác NTM các cấp xã, thôn đã nắm được các chủ trương, chính sách và các bước triển khai thực hiện chương trình theo quy định của tỉnh và huyện, góp phần thực hiện hiệu quả các nội dung của Chương trình.

3. Công tác phát triển sản xuất, ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân.

a) Về sản xuất nông nghiệp.

Với quan điểm xây dựng NTM phải bắt đầu từ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân để tạo nguồn lực đóng góp của nhân dân, "lấy sức dân để lo cho dân", "nhân dân là chủ thể trong việc xây dựng nông thôn mới" và nhân dân là người trực tiếp hưởng thụ. Với quan điểm trên, trong những năm qua địa phương ưu tiên phát triển ngành nghề dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp - chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp, đưa cây trồng có giá trị thu nhập kinh tế cao vào sản xuất, như hành, cà chua, xây dựng cánh đồng rau sạch theo tiêu chuẩn Vietgap ở thôn 6, quy hoạch trồng cây ớt xuất khẩu, quy hoạch cánh đồng trồng rau màu ở thôn 2,3,4,5 và thành lập được 13 trang trại, gia trại chăn nuôi tập trung.

Nhìn chung, các mô hình sản xuất được lựa chọn bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu thực tế, phù hợp với nguyện vọng của người dân và đúng với nội dung của Chương trình xây dựng NTM, lấy phát triển sản xuất là gốc để nâng cao giá trị sản xuất và thế mạnh địa phương, nhờ đó, đã góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân, xóa bỏ dần các thói quen sản xuất lạc hậu, kém hiệu quả.

b) Công tác phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn.

Trong 5 năm qua các hoạt động ngành nghề có bước phát triển khá tốt, nhiều tổ thợ nề có uy tín không những đã tự đảm đương được các công trình lớn trong xã mà vươn ra địa bàn các xã trong huyện với số lao động có tay nghề cao ngày càng nhiều. Nhiều tổ thợ cơ khí, thợ mộc, thợ sửa chữa xe máy, ô tô đã được đầu tư có chiều sâu, ngày càng nâng cao chất lượng để chiếm lĩnh thị trường trong khu vực. Một số nghề tiểu thủ công nghiệp mới được đầu tư du nhập như nghề làm gạch không nung bước đầu đã mang lại thu nhập khá cho một số hộ gia đình và có triển vọng tốt. Với tổng số lao động ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại là 450 lao động đang từng bước tạo việc làm cho nhân dân trong xã.

Trên địa bàn xã có 150 hộ kinh doanh dịch vụ thương mại. Toàn xã có 9 xe ô tô vận tải và xe ô tô chở khách, có 5 xe con. Toàn xã có 3 doanh nghiệp và trong những năm qua, nhân dân trong xã đã đầu tư mua sắm phương tiện sản xuất dịch vụ như máy gặt đập liên hợp, máy làm đất và nhiều cửa hàng cửa hiệu làm dịch vụ đã góp phần tăng trưởng kinh tế hàng năm từ 11% trở lên.

c) Kết quả nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân.

Trong những năm qua thông qua việc chuyển đổi các mô hình sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao vào sản xuất và chăn nuôi đã tăng thu nhập cho người lao động. Thương mại, dịch vụ và các ngành nghề cũng được địa phương hết sức chú trọng, hàng năm cho thu nhập hàng chục tỷ đồng trở lên như Thương mại, dịch vụ, vận tải…bình quân thu nhập đầu người tăng từ 11,1 triệu đồng năm 2010, đến tháng 6/2016 đạt 24,5 triệu đồng/năm.

Thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ sản xuất cho hộ nghèo, ưu tiên hộ nghèo có phụ nữ là chủ hộ, người tàn tật, hộ chính sách; hỗ trợ giống để chuyển đổi vật nuôi, cây trồng có giá trị kinh tế cao; hỗ trợ lãi suất, vật tư, dịch vụ phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp, dịch vụ thú y, phòng dịch…, để tạo cơ hội cho người nghèo ổn định sản xuất, việc làm phù hợp. Đến nay trên địa bàn xã không còn nhà tranh tre, dột nát, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm, năm 2010 là 16,7%, qua kết quả rà soát 6 tháng đầu năm 2016 còn 4,97%.

Thường xuyên làm tốt các cuộc vận động ủng hộ đồng bào bị thiên tai,  ủng hộ xây dựng quỹ vì người nghèo, quỹ vì trẻ em, quỹ nạn nhân chất độc da cam v.v.

4. Kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới.

           Tổng kinh phí đã thực hiện: 112.378 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách Trung ương, tỉnh:  6.460 triệu đồng, chiếm 5,75%.

- Ngân sách huyện:                   200 triệu đồng, chiếm 0,18%.

- Ngân sách xã:                    23.629 triệu đồng, chiếm 21,02%.

- Nhân dân đóng góp:          82.089 triệu đồng, chiếm 73,05%.

(Trong đó: Nguồn vốn nhân dân đóng góp xây dựng Nhà văn hóa thôn, đường giao thông, kênh mương nội thôn, nội đồng là 2.089 triệu đồng; Nguồn vốn đầu tư xây dựng, nâng cấp 349 nhà ở và 382 công trình vệ sinh là 80 tỷ đồng)

V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHÍ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI.

Tổng số tiêu chí xã tổ chức tự đánh giá đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định là 19/19 tiêu chí, đạt 100%, cụ thể:

           1. Tiêu chí số 1 về Quy hoạch và thực hiện quy hoạch.

           a) Yêu cầu của tiêu chí:

-        Có quy hoạch nông thôn mới được lập theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28/10/2011 của liên Bộ: Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới và được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được công bố rộng rãi tới các thôn.

-        Các bản vẽ quy hoạch được niêm yết công khai để người dân biết và thực hiện; hoàn thành việc cắm mốc chỉ giới các công trình hạ tầng theo quy hoạch được duyệt.

-        Có Quy chế quản lý quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

           b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

Có quy hoạch nông thôn mới được lập theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28/10/2011 của liên bộ; và được phê duyệt quy hoạch tại Quyết định 453/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2012 của UBND huyện Thọ Xuân về phê duyệt Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Tây Hồ.

- Có quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, được công bố rộng rãi tới các thôn.

- Có bản vẽ quy hoạch được niêm yết công khai, hoàn thành việc cắm mốc chỉ giới các công trình hạ tầng theo quy hoạch, được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Có quy chế quản lý quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Kinh phí đã thực hiện: 231,8 triệu đồng.

c) Tự đánh giá:    Mức độ đạt tiêu chí:  Đạt.

2. Tiêu chí số 2 về Giao thông.

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hoá hoặc bê tông hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT. Chỉ tiêu: 100%.

- Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT. Chỉ tiêu: 70%.

- Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa. Chỉ tiêu 100% (70% cứng hoá).

- Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hoá, xe cơ giới đi lại phải thuận tiện. Chỉ tiêu: 70%.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Đường giao thông liên xã 2,3km: Đã được bê tông hóa được  2,3/2,3km, đạt 100%.

- Đường trục thôn, xóm cứng hóa: 3,8/3,8km đạt 100%.

- Đường ngõ, xóm sạch không lầy lội vào mùa mưa: 12,7/12,7km đạt 100%.

- Đường trục chính nội đồng được bê tông hóa và cứng hóa xe cơ giới đi lại thuận tiện là 9,52 km/11,18 đạt 85,15%.

- Kinh phí đã thực hiện: 16 tỷ 477 triệu đồng

c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt

           3. Tiêu chí số 3 về Thuỷ lợi.

           a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Tỷ lệ kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa đạt 85% trở lên;

- Hệ thống thủy lợi trong phạm vi xã, do xã quản lý cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất và dân sinh.

           b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Tổng số kênh mương trên địa bàn toàn xã là 18,6km. Trong đó kênh mương do xã quản lý là: 12,7km, đã kiên cố được 11,1km đạt 87,4%.

- Hệ thống thủy lợi đã cơ bản đáp ứng nhu cầu dân sinh và sản xuất của nhân dân đạt 100 %.

- Kinh phí đã thực hiện: 1.811 triệu đồng.

c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt.

4. Tiêu chí số 4 về Điện.

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện. Chỉ tiêu: Đạt.

- Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn. Chỉ tiêu: 98%.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Trên địa bàn xã có 13,54 km đường dây hạ thế và 4 trạm biến áp. Hiện nay toàn bộ hệ thống điện của xã đã đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện.

- Có 1.124 hộ/1.124 hộ sử dụng điện an toàn thường xuyên =100% (yêu cầu tiêu chí 100%).

- Kinh phí đã thực hiện: 157,1  triệu đồng

c) Tự đánh giá: Mức độ tiêu chí: Đạt

5. Tiêu chí số 5 về Trường học.

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Tỷ lệ trường học các cấp: mần non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia. Chỉ tiêu 80%.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

Trên địa bàn xã có 3 cấp trường:

- Trường mầm non: Đạt chuẩn quốc gia mức độ I năm 2011.

- Trường tiểu học: Đạt chuẩn quốc gia mức độ II năm 2009.

- Trường trung học cơ sở: Đạt chuẩn quốc gia mức độ I năm 2013.

- Kinh phí đã thực hiện:  1 tỷ 169 triệu đồng

c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt

6. Tiêu chí số 6 về Cơ sở vật chất văn hoá.

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Có nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của các Trung tâm văn hóa - thể thao xã.

- 100% thôn hoặc liên thôn có nhà văn hóa và khu thể thao đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tại Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08/3/2011 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của nhà văn hóa - khu thể thao thôn.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Hiện nay nhà văn hóa và khu công sở của xã đã xây dựng đạt chuẩn. Có sân vận động trung tâm, sân thể thao liên thôn theo quy định tại thông tư 41 Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.

- 7/7 thôn có nhà văn hóa đạt chuẩn.

- Kinh phí đã thực hiện:  9 tỷ 437 triệu đồng

c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt

7. Tiêu chí số 7 về Chợ nông thôn.

a) Yêu cầu của tiêu chí:

-   Về công trình kỹ thuật: Có đủ các công trình của chợ nông thôn do xã quản lý (chợ hạng 3) được quy định trong TCVN 9211: 2012 Chợ -Tiêu chuẩn thiết kế ban hành tại Quyết định 3621/QĐ-BKHCN ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố Tiêu chuẩn quốc gia.

-   Điều hành quản lý chợ:

+ Có tổ chức quản lý;

+ Có Nội quy chợ do UBND xã quy định và niêm yết công khai để điều hành hoạt động, xử lý vi phạm;

+ Có sử dụng cân đối chứng, thiết bị đo lường để người tiêu dùng tự kiểm tra về số lượng, khối lượng hàng hóa;

+ Các hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ không thuộc danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Do xã Tây Hồ nằm gần trung tâm huyện và xã Bắc Lương, do đó nên xã nằm giáp Chợ Phủ (Chợ huyện) thuộc Thị trấn Thọ Xuân và Chợ Neo (Chợ vùng) thuộc xã Bắc Lương nên xã đã có tờ trình đề nghị Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện cho phép xã Tây Hồ không thực hiện tiêu chí Chợ nông thôn.

c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt

8. Tiêu chí số 8 về Bưu điện.

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Có ít nhất 01 (một) điểm cung cấp được 02 dịch vụ bưu chính và viễn thông đạt tiêu chuẩn ngành theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Quyết định số 463/QĐ-BTTTT ngày 22/3/2012 về việc ban hành hướng dẫn thực hiện tiêu chí ngành thông tin và truyền thông về xây dựng nông thôn mới.

- Đối với các xã đảo có từ 200 người dân trở lên phải có điểm cung cấp dịch vụ bưu chính và viễn thông công cộng;

- Có phủ sóng hoặc mạng để truy cập internet.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Xã có điểm phục vụ bưu chính viễn thông đạt tiêu chuẩn ngành.

- 100% có điểm Internet đến thôn, nhiều hộ dân đã nối mạng đảm bảo yêu cầu truy cập thông tin.

c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt

9. Tiêu chí số 9 về Nhà ở dân cư.

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Nhà tạm dột nát. Chỉ tiêu: Không

- Tỷ lệ nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ Xây dựng. Chỉ tiêu: 80%.

b) Kết quả thực hiện:

- Hiện nay, xã không còn nhà tạm, dột nát

- Tỷ lệ nhà ở đạt chuẩn theo quy định của Bộ xây dựng đạt 1.073/1.124 nóc nhà đạt 95,4%

- Kinh phí thực hiện: 80 tỷ đồng.

c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt

10. Tiêu chí số 10 về Thu nhập.

a) Yêu cầu của tiêu chí:

         - Mức thu nhập bình quân đầu người/năm của xã đạt mức tối thiểu trở lên:

           + 2014: 17 triệu.

           + 2015: 18 triệu.

           + 2020: 35 triệu.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Thu nhập bình quân đầu người đến tháng 5/2016 đạt 24,5 triệu đồng /người.

c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt

11. Tiêu chí số 11 về Hộ nghèo.

a) Yêu cầu của tiêu chí:

         - Tỷ lệ hộ nghèo đạt dưới 5%.

b) kết quả thực hiện tiêu chí:

Tỷ lệ hộ nghèo qua rà soát 6 tháng đầu năm 2016 là 61/1.225 hộ, chiếm 4,97%.

c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt.

12. Tiêu chí số 12 về Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên.

a) Yêu cầu của tiêu chí:

         - Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 90% trở lên.

b) Kết quả thực hiện:

Tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên là: 93,04%.

Cụ thể như sau:

- Tổng nhân khẩu của xã:  4.366 người.

- Tổng số lao động: 2.356 người

- Tổng số lao động thường xuyên có việc làm: 2.192 người.

c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt

13. Tiêu chí số 13 về Hình thức tổ chức sản xuất.

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Xã được công nhận đạt tiêu chí về hình thức tổ chức sản xuất khi có ít nhất 01 hợp tác xã hoặc tổ hợp tác có đăng ký, hoạt động đạt hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo Luật, có hợp đồng liên kết với doanh nghiệp.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Xã có HTX dịch vụ nông nghiệp đã thực hiện chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012, Hợp tác xã hoạt động có hiệu quả, đáp ứng các dịch vụ về sản xuất nông nghiệp và nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của nhân dân trong xã. HTX có hợp đồng liên doanh, liên kết với doanh nghiệp bên ngoài để cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm cho xã viên.

c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt

14. Tiêu chí số 14 về Giáo dục.

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở;

- Đạt tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học đạt 85% trở lên;

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 35% trở lên.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học THPT, bổ túc, học nghề đạt 95,5%.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt: 39,8%

c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt

15. Tiêu chí số 15 về Y tế.

a) Yêu cầu của tiêu chí: 

- Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế. Chỉ tiêu: 70% trở lên.

- Y tế xã đạt chuẩn quốc gia. Chỉ tiêu: Đạt

b) Kết quả thực hiện:

  - Trạm y tế xã đã được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp Giấy chứng nhận đạt Tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020, theo Quyết định số 5625 ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

- Hiện nay số người tham gia BHYT là: 3.799 người/4.366 người, đạt 87,01%.

- Kinh phí thực hiện: 2,2 tỷ đồng

c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt

16. Tiêu chí số 16 về Văn hoá.

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Xã có từ 70% thôn trở lên được công nhận và giữ vững danh hiệu “Thôn văn hóa” liên tục từ 05 năm trở lên.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Xã có 7/7 thôn đạt 100% đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo quy định của Bộ VH-TT-DL, tỷ lệ gia đình văn hóa chiếm 87% tổng số hộ, trên địa bàn xã không có các dịch vụ hoạt động văn hóa đồi trụy.

- Kinh phí thực hiện: 30 triệu đồng

c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt

17. Tiêu chí số 17 về Môi trường.

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 85% trở lên, trong đó tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch đạt 47% trở lên;

          - 90% cơ sở sản xuất - kinh doanh trên địa bàn đạt chuẩn về môi trường. (10% còn lại tuy có vi phạm nhưng đang khắc phục);

- Đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh - sạch - đẹp, không có hoạt động làm suy giảm môi trường;

- Nghĩa trang có quy hoạch và quản lý theo quy hoạch;

- Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo qui định.

b) Kết quả thực hiện:

- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia là 1.095/1.124 đạt 97,4 %;

- Các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã đạt tiêu chuẩn về môi trường, trong quá trình sản xuất xả nước thải, chất thải rắn, mùi, khói bụi, tiếng ồn nằm trong giới hạn cho phép theo quy định.

- Không có các hoạt động gây ô nhiễm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh - sạch - đẹp.

- Các thôn đều có tổ thu gom rác thải để xử lý chất thải.

- Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch, tách riêng từng khu hung táng, cát táng, thuận lợi cho việc thăm viếng của nhân dân.

- Kinh phí thực hiện: 556,2 triệu đồng

c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt

18. Tiêu chí số 18 về hệ thống tổ chức chính trị, xã hội vững mạnh.

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- 100% cán bộ, công chức xã đạt chuẩn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ tại Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn;

- Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định;

- Đảng bộ xã đạt tiêu chuẩn "Trong sạch, vững mạnh" theo quy định của Ban Tổ chức Trung ương tại Hướng dẫn số 07-HD/BTCTW ngày 11/10/2011 về đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên;

- Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội của xã được công nhận đạt danh hiệu tiên tiến trở lên.

b) Kết quả thực hiện:

- Xã có 21/21 cán bộ công chức đạt chuẩn 100%

- Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định.

- Hàng năm Đảng bộ xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”.

- Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã hàng năm đều đạt danh hiệu tiên tiến.

- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho cán bộ: 100 triệu đồng.

c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt.

19. Tiêu chí số 19 về An ninh trật tự xã hội.

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Không có tổ chức, cá nhân hoạt động chống Đảng, chính quyền, phá hoại kinh tế; truyền đạo trái pháp luật, khiếu kiện đông người kéo dài;

- Không có tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội và không phát sinh thêm người mắc các tệ nạn xã hội trên địa bàn;

- Trên 70% số thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự;

- Hàng năm Công an xã đạt danh hiệu đơn vị tiên tiến trở lên.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Không để xảy ra các hoạt động chống đối Đảng, chống chính quyền, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, không để xảy ra các hoạt động tuyên truyền, phát triển đạo trái phép, gây rối an ninh trật tự.

- Không có tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội và không phát sinh thêm người mắc tệ nạn xã hội trên địa bàn.

- 7/7 thôn được công nhận tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự:

- Hàng năm Công an xã đạt danh hiệu đơn vị tiên tiến trở lên. Lực lượng Công an xã được xây dựng, củng cố ngày càng trong sạch, vững mạnh theo quy định của Pháp lệnh Công an xã và hướng dẫn của ngành.

- Hàng năm Đảng ủy có Nghị quyết, UBND có kế hoạch về công tác đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn xã.

- Kinh phí thực hiện: 208 triệu đồng

c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt.

VI. ĐÁNH GIÁ CHUNG.

1. Những mặt đã làm được.

Sau thời gian 5 năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM xã Tây Hồ với các giải pháp đồng bộ đã thực sự làm thay đổi toàn diện tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn, nhận thức của người dân được nâng lên rõ rệt, cơ sở hạ tầng nông thôn đã có nhiều chuyển biến tích cực, con người có ý thức hơn trong công tác bảo vệ môi trường. Các công trình kinh tế xã hội trên địa bàn xã đã được triển khai đồng bộ, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân, hình thành mô hình sản xuất có hiệu quả, góp phần tích cực phát triển kinh tế xã nội, nâng cao thu nhập của người dân, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã giảm bình quân 2,7% năm, từ đó làm cho đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng cao, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Từ những kết quả đó, sau khi MTTQ tổ chức họp để lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân đối với công cuộc xây dựng Nông thôn mới, hầu hết nhân dân đều hài lòng, phấn khởi với tỉ lệ hài lòng bình quân các tiêu chí đạt 98,3%.

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Qua 5 năm thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới, tuy đã đạt được các mục tiêu đề ra, nhưng trong quá trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện còn bộc lộ một số hạn chế khuyết điểm đó là:

- Ban chỉ đạo, Ban quản lý bước đầu còn lúng túng trong công tác chỉ đạo điều hành; một số Tiểu ban thôn đã được thành lập nhưng hoạt động chưa đồng bộ, hoạt động đạt hiệu quả chưa cao.

- Một bộ phận nhân dân còn trông chờ vào đầu tư của Nhà nước, chưa tự nguyện trong việc đóng góp cùng cộng đồng dân cư để đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi công cộng nên tiến độ thực hiện một số tiêu chí còn chậm.

Nguyên nhân của những hạn chế khuyết điểm đó là: Chương trình xây dựng Nông thôn mới là một nhiệm vụ lớn, mới và khó, trong khi tiềm lực và xuất phát điểm của địa phương thấp, các nguồn thu ngân sách hạn chế, chủ yếu dựa vào nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, trong thời điểm thị trường bất động sản bị đóng băng.

Chính sách của Nhà nước theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ chưa cụ thể nên một bộ phận nhân dân trông chờ vào nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

3. Bài học kinh nghiệm

Một là: Tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo, sự điều hành linh hoạt, sáng tạo và quyết liệt của Ban chỉ đạo, Ban quản lý, sự phối hợp chặt chẽ của MTTQ và các đoàn thể chính trị, đặc biệt là nỗ lực phấn đấu, đồng tình và hưởng ứng tích cực của nhân dân trong xã, thực hiện tốt pháp lệnh dân chủ, tạo sự đồng thuận của cán bộ, Đảng viên và nhân dân trong việc xây dựng NTM.

Hai là: Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để cán bộ Đảng viên và nhân dân hiểu rõ nội dung chương trình XD NTM, đây là chương trình lớn của Đảng và nhà nước có tác động trực tiếp đến mọi lĩnh vực đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, trọng tâm là nâng cao đời sống và thu nhập của người dân một cách bền vững, bảo vệ môi trường và công tác an sinh xã hội hiệu quả cao.

Ba là: Xây dựng Đề án sát đúng phù hợp với điều kiện của địa phương, lựa chọn các tiêu chí để thực hiện trong từng thời điểm, từng giai đoạn với phương châm tiêu chí nào thiết thực đến đời sống phát triển sản xuất của nhân dân thì làm trước đem lại hiệu quả sau khi hoàn thành, đồng thời phải phân rõ trách nhiệm của xã, của thôn, làng trong việc đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi như điện, đường, trường, trạm, trung tâm văn hóa thể thao, công sở, đường kênh mương nội đồng, xây dựng nhà văn hóa thôn, đường giao thông thôn xóm, chỉnh trang khu dân cư, các công trình vệ sinh nước sạch. Xây dựng NTM phải bắt đầu từ thôn, làng, từ mỗi gia đình từ đó tạo lòng tin và sự đồng thuận của nhân dân tham gia, chung sức đóng góp mọi nguồn lực để XD NTM trên địa bàn xã, những tiêu chí hoàn thành đều mang lại hiệu quả lớn cho nhân dân.

Bốn là: Phải thường xuyên quan tâm đến phát triển kinh tế trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, gắn với ứng dụng đồng bộ các tiến bộ KHKT và công nghệ vào sản xuất, tạo ra nhiều việc làm tăng giá trị thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, xây dựng NTM phát triển bền vững.

Năm là:  Tăng cường công tác quản lý tài chính, phát huy dân chủ, công khai minh bạch về tài chính để nhân dân kiểm tra giám sát.

Trong quá trình thực hiện phải phân công trách nhiệm cụ thể cho từng Tiểu ban, từng thành viên phụ trách từng tiêu chí, thường xuyên giao ban kịp thời để tháo gỡ khó khăn vướng mắc, làm tốt công tác sơ kết, tổng kết, thi đua khen thưởng.

4. Đề xuất, kiến nghị

Từ những kết quả đạt được, để tiếp tục duy trì và phát huy tiềm năng thế mạnh của một xã nông thôn mới, xã Tây Hồ kính đề nghị Trung ương, Tỉnh Thanh Hóa và huyện Thọ Xuân một số vấn đề như sau:

1. Tiếp tục hỗ trợ nguồn kinh phí theo chương trình mục tiêu Quốc gia và các chương trình lồng ghép để xã có thêm nguồn kinh phí hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí.

2. Đề nghị Trung ương, tỉnh tiếp tục có chính sách về phát triển nông nghiệp nông thôn như chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chính sách kích cầu xây dựng bền vững vùng lúa chất lượng hiệu quả cao; các chính sách khác liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân và có nguồn kinh phí cho việc nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM một cách bền vững./.

 

Nơi nhận:

- BCĐ xây dựng NTM huyện (để báo cáo).;

- BCĐ xây dựng NTM tỉnh (để báo cáo);

- Văn phòng điều phối NTM tỉnh (để báo cáo);

- TT Đảng uỷ xã (để báo cáo);

- TT HĐND xã (để báo cáo);

- Các thành viên BCĐ xã;

- Lưu: VP,

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Hồng Sơn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                    


 

thủ tục hành chính