Kỷ niệm 600 năm ngày mất của Bà Am 27 tháng 9 năm Giáp Thìn 1424 - 27 tháng 9 năm Giáp Thìn 2024
Kỷ niệm 600 năm ngày mất của Bà Am 27 tháng 9 năm Giáp Thìn 1424 - 27 tháng 9 năm Giáp Thìn 2024
Nhân dịp kỷ niệm 600 năm ngày mất của Bà Am 27 tháng 9 năm Giáp Thìn 1424, 27 tháng 9 năm Giáp Thìn 2024. Chúng ta cùng nhau trở về với cuội nguồn, cùng ngưỡng mộ, trân trọng, thành kính trước Hoàng phi Trinh Liệt tôn thần Lê Thị Ngọc Ân, trước các Bậc tiền nhân, để cùng nhau vươn tới đỉnh cao của lòng nhân ái, cùng nhau đoàn kết xây dựng gia đình, quê hương và đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Sau đây xin mời toàn thể cán bộ, Đảng viên và Nhân dân nghe bài tuyên truyền về di tích lịch sử đền bà Am:
Bà Đinh Thị Ngọc Hoa là cháu nội của Cô §inh Thêi DÜnh, người có công sáng lập ra làng Hội Hiền ngày nay.
Năm 1418, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo nổ ra tại vùng núi rừng Lam Sơn, Thanh Hóa. Sau một thời gian dài vừa chiến đấu, vừa xây dựng, củng cố lực lượng, tích trữ lương thực, vũ khí. Năm Giáp Thìn 1424, thực hiện theo kế sách của Nguyễn Chích, Lê Lợi quyết định đưa lực lượng nghĩa quân rời bỏ vùng căn cứ núi rừng ở Thanh Hóa để tiến vào Nghệ An nơi hiểm yếu, đất rộng, người đông, nhằm mở rộng địa bàn hoạt động cũng như gây dựng cơ sở và thanh thế cho nghĩa quân.
Tương truyền, trước khi tiến công vào vùng đất Nghệ An, nghĩa quân Lam Sơn đã dùng kế đánh nghi binh địch ở đồn Đa Căng thuộc xã Thọ Nguyên nay là xã Xuân Hồng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa rồi rút về làng Hội Hiền.
Để đánh lạc hướng sự chú ý của quân Minh, ngày 20 tháng 9 năm Giáp Thìn 1424, Vua chỉ huy quân và voi đánh úp đồn Đa Căng. Trong khi đánh úp đồn Đa Căng, nghĩa quân rút về làng Hội Hiền, tại đây có một người con gái tên là Đinh Thị Ngọc Hoa đã dẫn đường, chỉ lối cho nghĩa quân tiêu diệt địch. Liền sau đó, quân Minh đuổi giáp lá cà, người con gái này đã đánh lạc hướng quân Minh nên nghĩa quân đã thoát khỏi sự truy quét của địch. Từ Nghệ An, nghĩa quân Lam Sơn đã liên tiếp giành thắng lợi rồi tiến ra Thăng Long hạ thành Đông Quan, kết thúc 10 năm kháng chiến gian khổ. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế. Sau khi lên ngôi, trong lần viếng thăm đất tổ, Lê Lợi đã ghé qua làng Hội Hiền thăm người con gái năm xưa. Lúc này, Bà đã mất vì bệnh, Nhà vua vô cùng thương xót liền cho lập đền cúng tế để tưởng nhớ công ơn của Bà và ban tặng:
Khai quốc công thần
Quốc mẫu Trinh liệt
Hoàng phi Lê Thị, hiệu Ngọc Ân.
Ngôi đền thờ Bà ngày nay thuộc làng Hội Hiền, xã Tây Hồ, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Theo nhân dân địa phương, trước đây, ở khu vực này có 3 ngôi đền gồm: đền thờ Vua Lê Thái Tổ; đền thờ Hoàng hậu Lê Thái Tổ và đền thờ bà Am
Tương truyền, ba ngôi đền trên được xây rất đẹp với những bộ khung gỗ chạm khắc nhiều hoa văn tinh xảo. Cảnh quan của di tích với nhiều cây cổ thụ rợp bóng xum xuê, trong di tích có nhiều đồ thờ giá trị: khánh, chuông, thống được làm bằng đá. Ngoài ra, trong di tích còn có nhiều tượng thờ với nhiều chủng loại khác nhau bằng đá và bằng gỗ, đồ gỗ được sơn son thếp vàng, một số đồ bằng gốm và đất nung được bố trí trong điện thờ trang nghiêm, bề thế. Ngày nay, việc xác định niên đại xây dựng đền một cách chính xác chưa có tài liệu nào ghi lại cụ thể. Song, với một phần nội dung của sắc phong cho Bà được các cụ cao niên nơi đây truyền lại có nội dung:
Tá Thái Tổ Cao Hoàng đế
khai quốc công thần
Hoàng phi trinh liệt tôn thần
và những giai thoại về Bà đã cho chúng ta có thể xác định được niên đại xây dựng của ngôi đền là vào khoảng đầu thế kỷ 15.
Đến nay, đã trải qua hơn 5 thế kỷ vật đổi sao dời, cảnh quan thiên nhiên nơi đây đã không còn được nguyên vẹn như xưa, nhưng Khu Di tích đền thờ bà Am vẫn còn lưu giữ được nhiều dấu tích về vật chất khá đậm nét. Hiện nay, toàn bộ nền móng của di tích vẫn còn lưu giữ được, những viên gạch, ngói, chân tảng, chân lọng, các mảnh khánh đá chạm khắc hoa văn; bát hương đá, đặc biệt là một bệ đá hình chữ nhật chạm khắc hoa văn khá đẹp trên bề mặt và ở 4 góc đã minh chứng cho sự tồn tại của ngôi đền, đồng thời giúp chúng ta hiểu rõ được về quy mô kiến trúc, nghệ thuật của ngôi đền xưa cũng như một phần về lịch sử vùng đất này.
Sau khi bị phá hủy trong thời kỳ bài phong, năm 1997, bằng sự ngưỡng mộ đối với người con gái của quê hương đã có công lớn đối với đất nước trong công cuộc chống giặc ngoại xâm giành độc lập, nhân dân nơi đây đã tự nguyện quyên góp tiền của, công sức, vật liệu để phục dựng lại nhà Hậu cung, nhà Tiền tế, cổng Tam quan, bình phong, khuôn viên ngôi đền và một số công trình phụ trợ khác trên khu vực nền móng cũ của ngôi đền làm nơi thờ cúng Bà đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh.
Để tưởng nhớ người xưa và công lao của Bà đối với đất nước, Hằng năm, cứ đến ngày 27 tháng 9 âm lịch hằng năm, nhân dân làng Hội Hiền, xã Tây Hồ đều tổ chức tế Bà với nhiều nghi thức, làng đều cử ra những người có uy tín đại diện cho các dòng họ phối hợp với nhau để trông nom việc tế lễ ở đền.
Mặc dù diện mạo của di tích đã thay đổi, ngôi đền chính xưa đã bị hủy hoại, cảnh quan nơi đây cũng đã đổi thay nhưng với công lao, cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước của Hoàng phi Trinh Liệt tôn thần Lê Thị Ngọc Ân, năm 1998, ngôi đền đã được nhà nước công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh. Dẫu rằng những gì còn lại ngày nay chỉ là một phần so với những gì đã có trước đây nhưng cũng đủ để ghi lại trong tâm trí mỗi người dân những dấu ấn đẹp về vùng đất quê hương của người con gái Hoa Nương từ cuộc đời đến huyền thoại.
Thực hiện kế hoạch của UBND xã, Ban quản lý làng văn hoá Hội Hiền về việc tổ chức kỷ niệm 600 năm ngày mất Hoàng phi Trinh Liệt tôn thần Lê Thị Ngọc Ân.
Lê Hội đền thờ Bà Am năm 2024 được tổ chức trong 2 ngày, từ ngày 28/10 đến hết ngày 29/10/2024. Tức là từ ngày 26/9 đến hết ngày 27/9 năm Giáp Thìn. Gồm có 2 nội dung, phần hội và phần lễ.
Vậy để tưởng nhớ đến công lao to lớn của Hoàng phi Trinh Liệt tôn thần Lê Thị Ngọc Ân trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược. Uỷ ban nhân dân xã Tây Hồ, Ban quản lý làng văn hoá Hội Hiền rất mong được đón tiếp nhân dân, du khách và khách thập phương về dự lễ dâng hương, kỷ niệm 600 năm ngày mất của Hoàng phi Trinh Liệt tôn thần Lê Thị Ngọc Ân.
TM. BQL DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ BÀ AM
TRƯỞNG BAN
PHÓ CHỦ TỊCH
LÊ ĐÌNH TÚ
Tin cùng chuyên mục
-
Kỷ niệm 600 năm ngày mất của Bà Am 27 tháng 9 năm Giáp Thìn 1424 - 27 tháng 9 năm Giáp Thìn 2024
24/10/2024 11:23:23 -
TIỀM NĂNG DU LỊCH THỌ XUÂN
06/06/2024 00:00:00 -
VỀ THĂM QUÊ HƯƠNG VUA LÊ ĐẠI HÀNH, NGHE CHUYỆN KỂ NHỮNG LỄ TỤC ĐỘC ĐÁO
14/04/2024 00:00:00 -
LỄ HỘI ĐỀN THỜ LÊ HOÀN - NHỮNG GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CÒN MÃI VỚI THỜI GIAN
04/04/2024 09:27:47
Kỷ niệm 600 năm ngày mất của Bà Am 27 tháng 9 năm Giáp Thìn 1424 - 27 tháng 9 năm Giáp Thìn 2024
Kỷ niệm 600 năm ngày mất của Bà Am 27 tháng 9 năm Giáp Thìn 1424 - 27 tháng 9 năm Giáp Thìn 2024
Nhân dịp kỷ niệm 600 năm ngày mất của Bà Am 27 tháng 9 năm Giáp Thìn 1424, 27 tháng 9 năm Giáp Thìn 2024. Chúng ta cùng nhau trở về với cuội nguồn, cùng ngưỡng mộ, trân trọng, thành kính trước Hoàng phi Trinh Liệt tôn thần Lê Thị Ngọc Ân, trước các Bậc tiền nhân, để cùng nhau vươn tới đỉnh cao của lòng nhân ái, cùng nhau đoàn kết xây dựng gia đình, quê hương và đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Sau đây xin mời toàn thể cán bộ, Đảng viên và Nhân dân nghe bài tuyên truyền về di tích lịch sử đền bà Am:
Bà Đinh Thị Ngọc Hoa là cháu nội của Cô §inh Thêi DÜnh, người có công sáng lập ra làng Hội Hiền ngày nay.
Năm 1418, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo nổ ra tại vùng núi rừng Lam Sơn, Thanh Hóa. Sau một thời gian dài vừa chiến đấu, vừa xây dựng, củng cố lực lượng, tích trữ lương thực, vũ khí. Năm Giáp Thìn 1424, thực hiện theo kế sách của Nguyễn Chích, Lê Lợi quyết định đưa lực lượng nghĩa quân rời bỏ vùng căn cứ núi rừng ở Thanh Hóa để tiến vào Nghệ An nơi hiểm yếu, đất rộng, người đông, nhằm mở rộng địa bàn hoạt động cũng như gây dựng cơ sở và thanh thế cho nghĩa quân.
Tương truyền, trước khi tiến công vào vùng đất Nghệ An, nghĩa quân Lam Sơn đã dùng kế đánh nghi binh địch ở đồn Đa Căng thuộc xã Thọ Nguyên nay là xã Xuân Hồng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa rồi rút về làng Hội Hiền.
Để đánh lạc hướng sự chú ý của quân Minh, ngày 20 tháng 9 năm Giáp Thìn 1424, Vua chỉ huy quân và voi đánh úp đồn Đa Căng. Trong khi đánh úp đồn Đa Căng, nghĩa quân rút về làng Hội Hiền, tại đây có một người con gái tên là Đinh Thị Ngọc Hoa đã dẫn đường, chỉ lối cho nghĩa quân tiêu diệt địch. Liền sau đó, quân Minh đuổi giáp lá cà, người con gái này đã đánh lạc hướng quân Minh nên nghĩa quân đã thoát khỏi sự truy quét của địch. Từ Nghệ An, nghĩa quân Lam Sơn đã liên tiếp giành thắng lợi rồi tiến ra Thăng Long hạ thành Đông Quan, kết thúc 10 năm kháng chiến gian khổ. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế. Sau khi lên ngôi, trong lần viếng thăm đất tổ, Lê Lợi đã ghé qua làng Hội Hiền thăm người con gái năm xưa. Lúc này, Bà đã mất vì bệnh, Nhà vua vô cùng thương xót liền cho lập đền cúng tế để tưởng nhớ công ơn của Bà và ban tặng:
Khai quốc công thần
Quốc mẫu Trinh liệt
Hoàng phi Lê Thị, hiệu Ngọc Ân.
Ngôi đền thờ Bà ngày nay thuộc làng Hội Hiền, xã Tây Hồ, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Theo nhân dân địa phương, trước đây, ở khu vực này có 3 ngôi đền gồm: đền thờ Vua Lê Thái Tổ; đền thờ Hoàng hậu Lê Thái Tổ và đền thờ bà Am
Tương truyền, ba ngôi đền trên được xây rất đẹp với những bộ khung gỗ chạm khắc nhiều hoa văn tinh xảo. Cảnh quan của di tích với nhiều cây cổ thụ rợp bóng xum xuê, trong di tích có nhiều đồ thờ giá trị: khánh, chuông, thống được làm bằng đá. Ngoài ra, trong di tích còn có nhiều tượng thờ với nhiều chủng loại khác nhau bằng đá và bằng gỗ, đồ gỗ được sơn son thếp vàng, một số đồ bằng gốm và đất nung được bố trí trong điện thờ trang nghiêm, bề thế. Ngày nay, việc xác định niên đại xây dựng đền một cách chính xác chưa có tài liệu nào ghi lại cụ thể. Song, với một phần nội dung của sắc phong cho Bà được các cụ cao niên nơi đây truyền lại có nội dung:
Tá Thái Tổ Cao Hoàng đế
khai quốc công thần
Hoàng phi trinh liệt tôn thần
và những giai thoại về Bà đã cho chúng ta có thể xác định được niên đại xây dựng của ngôi đền là vào khoảng đầu thế kỷ 15.
Đến nay, đã trải qua hơn 5 thế kỷ vật đổi sao dời, cảnh quan thiên nhiên nơi đây đã không còn được nguyên vẹn như xưa, nhưng Khu Di tích đền thờ bà Am vẫn còn lưu giữ được nhiều dấu tích về vật chất khá đậm nét. Hiện nay, toàn bộ nền móng của di tích vẫn còn lưu giữ được, những viên gạch, ngói, chân tảng, chân lọng, các mảnh khánh đá chạm khắc hoa văn; bát hương đá, đặc biệt là một bệ đá hình chữ nhật chạm khắc hoa văn khá đẹp trên bề mặt và ở 4 góc đã minh chứng cho sự tồn tại của ngôi đền, đồng thời giúp chúng ta hiểu rõ được về quy mô kiến trúc, nghệ thuật của ngôi đền xưa cũng như một phần về lịch sử vùng đất này.
Sau khi bị phá hủy trong thời kỳ bài phong, năm 1997, bằng sự ngưỡng mộ đối với người con gái của quê hương đã có công lớn đối với đất nước trong công cuộc chống giặc ngoại xâm giành độc lập, nhân dân nơi đây đã tự nguyện quyên góp tiền của, công sức, vật liệu để phục dựng lại nhà Hậu cung, nhà Tiền tế, cổng Tam quan, bình phong, khuôn viên ngôi đền và một số công trình phụ trợ khác trên khu vực nền móng cũ của ngôi đền làm nơi thờ cúng Bà đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh.
Để tưởng nhớ người xưa và công lao của Bà đối với đất nước, Hằng năm, cứ đến ngày 27 tháng 9 âm lịch hằng năm, nhân dân làng Hội Hiền, xã Tây Hồ đều tổ chức tế Bà với nhiều nghi thức, làng đều cử ra những người có uy tín đại diện cho các dòng họ phối hợp với nhau để trông nom việc tế lễ ở đền.
Mặc dù diện mạo của di tích đã thay đổi, ngôi đền chính xưa đã bị hủy hoại, cảnh quan nơi đây cũng đã đổi thay nhưng với công lao, cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước của Hoàng phi Trinh Liệt tôn thần Lê Thị Ngọc Ân, năm 1998, ngôi đền đã được nhà nước công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh. Dẫu rằng những gì còn lại ngày nay chỉ là một phần so với những gì đã có trước đây nhưng cũng đủ để ghi lại trong tâm trí mỗi người dân những dấu ấn đẹp về vùng đất quê hương của người con gái Hoa Nương từ cuộc đời đến huyền thoại.
Thực hiện kế hoạch của UBND xã, Ban quản lý làng văn hoá Hội Hiền về việc tổ chức kỷ niệm 600 năm ngày mất Hoàng phi Trinh Liệt tôn thần Lê Thị Ngọc Ân.
Lê Hội đền thờ Bà Am năm 2024 được tổ chức trong 2 ngày, từ ngày 28/10 đến hết ngày 29/10/2024. Tức là từ ngày 26/9 đến hết ngày 27/9 năm Giáp Thìn. Gồm có 2 nội dung, phần hội và phần lễ.
Vậy để tưởng nhớ đến công lao to lớn của Hoàng phi Trinh Liệt tôn thần Lê Thị Ngọc Ân trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược. Uỷ ban nhân dân xã Tây Hồ, Ban quản lý làng văn hoá Hội Hiền rất mong được đón tiếp nhân dân, du khách và khách thập phương về dự lễ dâng hương, kỷ niệm 600 năm ngày mất của Hoàng phi Trinh Liệt tôn thần Lê Thị Ngọc Ân.
TM. BQL DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ BÀ AM
TRƯỞNG BAN
PHÓ CHỦ TỊCH
LÊ ĐÌNH TÚ