Ý kiến thăm dò

Đền thờ Hoàng phi Trinh Liệt tôn thần Lê Thị Ngọc Ân

Ngày 18/12/2022 00:00:00

 

Hoàng phi Trinh Liệt tôn thần Lê Thị Ngọc Ân còn có tên gọi khác là Bà Am hay Hoa Nương - một trong số những người vợ của Vua Lê Thái Tổ. Bà là người làng Hội Hiền, xã Tây Hồ, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.

Hoàng phi Trinh Liệt tôn thần Lê Thị Ngọc Ân với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh (thế kỷ XV)

Năm 1418, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo nổ ra tại vùng núi rừng Lam Sơn, Thanh Hóa. Sau một thời gian dài vừa chiến đấu, vừa xây dựng, củng cố lực lượng, tích trữ lương thực, vũ khí, năm Giáp Thìn (1424), thực hiện theo kế sách của Nguyễn Chích, Lê Lợi quyết định đưa lực lượng nghĩa quân rời bỏ vùng căn cứ núi rừng ở Thanh Hóa để tiến vào Nghệ An “nơi hiểm yếu, đất rộng, người đông” nhằm mở rộng địa bàn hoạt động cũng như gây dựng cơ sở và thanh thế cho nghĩa quân.

Tương truyền, trước khi tiến công vào vùng đất Nghệ An, nghĩa quân Lam Sơn đã dùng kế đánh nghi binh địch ở đồn Đa Căng (nay thuộc xã Thọ Nguyên, Thọ Xuân, Thanh Hóa) rồi rút về làng Hội Hiền.

http://thegioidisan.vn/assets/media/2017/Thang%208/dentho%20(1).JPG

Đền thờ Hoàng phi Trinh Liệt tôn thần Lê Thị Ngọc Ân ngày nay.

Để đánh lạc hướng chú ý của quân Minh, ngày 20 tháng 9 năm Giáp Thìn (1424), Vua chỉ huy quân và voi đánh úp đồn Đa Căng1. Trong khi đánh úp đồn Đa Căng, nghĩa quân rút về làng Hội Hiền, tại đây có một người con gái tên là Lê Thị Ngọc Ân2 đã dẫn đường, chỉ lối cho nghĩa quân tiêu diệt địch. Liền sau đó, quân Minh đuổi giáp lá cà, người con gái này đã đánh lạc hướng quân Minh nên nghĩa quân đã thoát khỏi sự truy quét của địch. Từ Nghệ An, nghĩa quân Lam Sơn đã liên tiếp giành thắng lợi rồi tiến ra Thăng Long hạ thành Đông Quan, kết thúc 10 năm kháng chiến gian khổ. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế. Sau khi lên ngôi, trong lần viếng thăm đất tổ, Lê Lợi đã ghé qua làng Hội Hiền thăm người con gái năm xưa. Lúc này, Bà đã mất vì bệnh, Nhà vua vô cùng thương xót liền cho lập đàn cúng tế để tưởng nhớ công ơn của Bà và ban tặng:

Khai quốc công thần

Quốc mẫu Trinh liệt

Hoàng phi Lê Thị, hiệu Ngọc Ân.

Ngoài ra, Lê Lợi còn phong tặng đất đai trong vùng và ban chiếu chỉ cho nhân dân nơi đây lập đền thờ Bà.

Ngoài làng Hội Hiền, nhiều làng khác trong vùng cũng được hưởng bổng lộc đất đai. Hằng năm, cứ đến ngày 27-9, nhân dân các làng gồm: Hội Hiền, xã Tây Hồ; Bàn Thạch, xã Xuân Quang; Trung Lập, xã Xuân Lập đều tổ chức tế Bà với nhiều nghi thức khác nhau. Mỗi làng đều cử ra những người có uy tín đại diện cho các dòng họ phối hợp với nhau để trông nom việc tế lễ ở đền.

Quê hương và ngôi đền thờ bà ngày nay

Để tưởng nhớ người xưa và công lao của Bà đối với đất nước, Lê Thái Tổ đã phong tặng cho Bà và sai nhân dân nơi đây lập đền thờ phụng.

Ngôi đền thờ Bà ngày nay thuộc làng Hội Hiền, xã Tây Hồ, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Vùng đất này xưa kia có tên là làng Biện Trạch thuộc huyện Lôi Dương, trấn Thanh Hoa. Vào thời Nguyễn, làng Hội Hiền có tên là Biện Chi thuộc xã Biện Trạch, tổng Nam Cai, huyện Lôi Dương, phủ Thiệu Thiên, Trấn Thanh Hoa. Tây Hồ trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 bao gồm đất của ba thôn: thôn Nam Thượng (kẻ Cây), xã Nam Cai; thôn Đống Nãi, xã Đại Yên; thôn Biện Hiền (tên nôm là Bìn Bìn, Hội Hiền), xã Biện Trạch, tổng Nam Cai, huyện Lôi Dương, phủ Thọ Xuân. Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, ba làng trên cùng với các thôn Phúc Trạch Hạ, Phúc Trạch Thượng, Phúc Như, Cao Phong, Phú Gia (thuộc xã Nam Giang) hợp thành xã Tiên Long. Đến tháng 3 năm 1948, xã Tây Hồ có tên là xã Thọ Long gồm có 10 làng: Nam Thượng, Hội Hiền (Biện Hiền), Đống Nãi, Phúc Trạch Hạ, Phúc Trạch Thượng, Phúc Như, Phú Gia, Cao Phong, Kim Bảng, Phong Lạc. Năm 1954, tách ba làng từ xã Thọ Long gồm: Nam Thượng, Hội Hiền và Đống Nãi thành lập xã Tây Hồ như ngày nay. Tây Hồ phía Đông giáp xã Bắc Lương, phía Tây giáp xã Xuân Quang, phía Nam giáp xã Nam Giang, phía Bắc giáp xã Hạnh Phúc.

Theo nhân dân địa phương, trước đây, ở khu vực này có 3 ngôi đền gồm: đền thờ Vua Lê Thái Tổ; đền thờ Hoàng hậu Lê Thái Tổ và đền thờ bà Am với khuôn viên rộng khoảng 20.000m2.

Tương truyền, ba ngôi đền trên được xây rất đẹp với những bộ khung gỗ chạm khắc nhiều hoa văn tinh xảo. Cảnh quan của di tích với nhiều cây cổ thụ rợp bóng xum xuê, trong di tích có nhiều đồ thờ giá trị: khánh, chuông, thống được làm bằng đá. Ngoài ra, trong di tích còn có nhiều tượng thờ với nhiều chủng loại khác nhau bằng đá và bằng gỗ, đồ gỗ được sơn son thếp vàng, một số đồ bằng gốm và đất nung được bố trí trong điện thờ trang nghiêm, bề thế. Ngày nay, việc xác định niên đại  xây dựng đền một cách chính xác chưa có tài liệu nào ghi lại cụ thể. Song, với một phần nội dung của sắc phong cho Bà được các cụ cao niên nơi đây truyền lại có nội dung:

Tá Thái Tổ Cao Hoàng đế

khai quốc công thần

Hoàng phi trinh liệt tôn thần

và những giai thoại về Bà đã cho chúng ta có thể xác định được niên đại xây dựng của ngôi đền là vào khoảng đầu thế kỷ XV.

http://thegioidisan.vn/assets/media/2017/Thang%208/dentho%20(2).JPG

Một căn cứ nữa cho chúng ta biết về khoảng niên đại xây dựng và sự tồn tại của ngôi đền là sự kiện: Tương truyền, sau khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, nhân dân làng Hội Hiền phải đi phiêu tán khắp nơi, làng bị tàn phá nặng nề trong đó có cả đền thờ bà Am. Khi Nguyễn Kim phò Lê Trang Tông làm Vua lập ra Nam triều, nhân dân làng Hội Hiền từ khắp nơi lại quay về quê cũ xây dựng xóm làng và đền thờ bà Am cũng được dựng lại. Qua sự kiện này cho chúng ta thấy, trước khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, ngôi đền đã tồn tại. Như vậy, có thể khẳng định, ngôi đền được xây dựng sớm nhất là vào thế kỷ XV.

Đến nay, đã trải qua hơn 5 thế kỷ “vật đổi sao dời”, cảnh quan thiên nhiên nơi đây đã không còn được nguyên vẹn như xưa, những cây cổ thụ đã biến mất, các ngôi đền cổ kính đã biến thành xưởng chế tạo vũ khí trong thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân ta. Vào những năm 1952, máy bay của thực dân Pháp đã ném bom vào khu vực này làm cho Khu Di tích bị hư hỏng nặng. Sau này, Sư đoàn 330 đã sử dụng khu đất này làm doanh trại. Gần đây, di tích đã được chính quyền địa phương lập quy hoạch, khoanh vùng bảo vệ nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị của di tích.

Mặc dù bị tàn phá nặng nề trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, rồi bị phá hủy hoàn toàn dưới thời kỳ bài phong của thế kỷ trước nhưng Khu Di tích đền thờ bà Am vẫn còn lưu giữ được nhiều dấu tích về vật chất khá đậm nét. Hiện nay, toàn bộ nền móng của di tích vẫn còn lưu giữ được, những viên gạch, ngói, chân tảng, chân lọng, các mảnh khánh đá chạm khắc hoa văn; bát hương đá (4 cái)…, đặc biệt là một bệ đá hình chữ nhật  chạm khắc hoa văn khá đẹp trên bề mặt và ở 4 góc đã minh chứng cho sự tồn tại của ngôi đền, đồng thời giúp chúng ta hiểu rõ được về quy mô kiến trúc, nghệ thuật của ngôi đền xưa cũng như một phần về lịch sử vùng đất này.

Sau khi bị phá hủy trong thời kỳ bài phong, năm 1997, bằng sự ngưỡng mộ đối với người con gái của quê hương đã có công lớn đối với đất nước trong công cuộc chống giặc ngoại xâm giành độc lập và toàn vẹn lãnh thổ cho nước nhà, nhân dân nơi đây đã tự nguyện quyên góp tiền của, công sức, vật liệu để phục dựng lại nhà Hậu cung trên khu vực nền móng cũ của ngôi đền làm nơi thờ cúng Bà đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh. Đến năm 2006, nhân dân nơi đây tiếp tục cung tiến kinh phí, vật liệu, công sức tôn tạo lại nhà Tiền tế, cổng Tam quan, bình phong, khuôn viên ngôi đền và một số công trình phụ trợ khác.

Hiện ngôi đền có kiến trúc theo kiểu chữ Nhị (), gồm có Tiền đường và Hậu cung.

Tiền đường: là một ngôi nhà bên ngoài được cấu trúc theo kiểu cổ diêm, bên trong gồm có 3 gian, bốn bộ vì kèo. Vì kèo ở đây được làm theo kiểu kèo suốt gác trếnh bẩy hiên, với bốn hàng cột. Toàn bộ rui, mè, hoành tải đều được làm bằng luồng, mái lợp ngói mũi lót liệt. Phía trước và phía sau ngôi nhà để trống, không xây tường bao.

Hậu cung: là ngôi nhà ba gian, bốn bộ vì kèo bằng gỗ được làm đơn giản theo kiểu gác trếnh bẩy hiên, tường hồi bít đốc. Toàn bộ rui, mè, hoành tải đều dược làm bằng luồng, mái lợp ngói mũi lót liệt.

Mặc dù diện mạo của di tích đã thay đổi, ngôi đền chính xưa đã bị hủy hoại, cảnh quan nơi đây cũng đã đổi thay nhưng với công lao, cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước của Hoàng phi Trinh Liệt tôn thần Lê Thị Ngọc Ân, năm 1998, ngôi đền đã được nhà nước công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh. Dẫu rằng những gì còn lại ngày nay chỉ là một phần so với những gì đã có trước đây nhưng cũng đủ để ghi lại trong tâm trí mỗi người dân những dấu ấn đẹp về vùng đất quê hương của người con gái Hoa Nương từ cuộc đời đến huyền thoại.

  

Đền thờ Hoàng phi Trinh Liệt tôn thần Lê Thị Ngọc Ân

Đăng lúc: 18/12/2022 00:00:00 (GMT+7)

 

Hoàng phi Trinh Liệt tôn thần Lê Thị Ngọc Ân còn có tên gọi khác là Bà Am hay Hoa Nương - một trong số những người vợ của Vua Lê Thái Tổ. Bà là người làng Hội Hiền, xã Tây Hồ, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.

Hoàng phi Trinh Liệt tôn thần Lê Thị Ngọc Ân với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh (thế kỷ XV)

Năm 1418, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo nổ ra tại vùng núi rừng Lam Sơn, Thanh Hóa. Sau một thời gian dài vừa chiến đấu, vừa xây dựng, củng cố lực lượng, tích trữ lương thực, vũ khí, năm Giáp Thìn (1424), thực hiện theo kế sách của Nguyễn Chích, Lê Lợi quyết định đưa lực lượng nghĩa quân rời bỏ vùng căn cứ núi rừng ở Thanh Hóa để tiến vào Nghệ An “nơi hiểm yếu, đất rộng, người đông” nhằm mở rộng địa bàn hoạt động cũng như gây dựng cơ sở và thanh thế cho nghĩa quân.

Tương truyền, trước khi tiến công vào vùng đất Nghệ An, nghĩa quân Lam Sơn đã dùng kế đánh nghi binh địch ở đồn Đa Căng (nay thuộc xã Thọ Nguyên, Thọ Xuân, Thanh Hóa) rồi rút về làng Hội Hiền.

http://thegioidisan.vn/assets/media/2017/Thang%208/dentho%20(1).JPG

Đền thờ Hoàng phi Trinh Liệt tôn thần Lê Thị Ngọc Ân ngày nay.

Để đánh lạc hướng chú ý của quân Minh, ngày 20 tháng 9 năm Giáp Thìn (1424), Vua chỉ huy quân và voi đánh úp đồn Đa Căng1. Trong khi đánh úp đồn Đa Căng, nghĩa quân rút về làng Hội Hiền, tại đây có một người con gái tên là Lê Thị Ngọc Ân2 đã dẫn đường, chỉ lối cho nghĩa quân tiêu diệt địch. Liền sau đó, quân Minh đuổi giáp lá cà, người con gái này đã đánh lạc hướng quân Minh nên nghĩa quân đã thoát khỏi sự truy quét của địch. Từ Nghệ An, nghĩa quân Lam Sơn đã liên tiếp giành thắng lợi rồi tiến ra Thăng Long hạ thành Đông Quan, kết thúc 10 năm kháng chiến gian khổ. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế. Sau khi lên ngôi, trong lần viếng thăm đất tổ, Lê Lợi đã ghé qua làng Hội Hiền thăm người con gái năm xưa. Lúc này, Bà đã mất vì bệnh, Nhà vua vô cùng thương xót liền cho lập đàn cúng tế để tưởng nhớ công ơn của Bà và ban tặng:

Khai quốc công thần

Quốc mẫu Trinh liệt

Hoàng phi Lê Thị, hiệu Ngọc Ân.

Ngoài ra, Lê Lợi còn phong tặng đất đai trong vùng và ban chiếu chỉ cho nhân dân nơi đây lập đền thờ Bà.

Ngoài làng Hội Hiền, nhiều làng khác trong vùng cũng được hưởng bổng lộc đất đai. Hằng năm, cứ đến ngày 27-9, nhân dân các làng gồm: Hội Hiền, xã Tây Hồ; Bàn Thạch, xã Xuân Quang; Trung Lập, xã Xuân Lập đều tổ chức tế Bà với nhiều nghi thức khác nhau. Mỗi làng đều cử ra những người có uy tín đại diện cho các dòng họ phối hợp với nhau để trông nom việc tế lễ ở đền.

Quê hương và ngôi đền thờ bà ngày nay

Để tưởng nhớ người xưa và công lao của Bà đối với đất nước, Lê Thái Tổ đã phong tặng cho Bà và sai nhân dân nơi đây lập đền thờ phụng.

Ngôi đền thờ Bà ngày nay thuộc làng Hội Hiền, xã Tây Hồ, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Vùng đất này xưa kia có tên là làng Biện Trạch thuộc huyện Lôi Dương, trấn Thanh Hoa. Vào thời Nguyễn, làng Hội Hiền có tên là Biện Chi thuộc xã Biện Trạch, tổng Nam Cai, huyện Lôi Dương, phủ Thiệu Thiên, Trấn Thanh Hoa. Tây Hồ trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 bao gồm đất của ba thôn: thôn Nam Thượng (kẻ Cây), xã Nam Cai; thôn Đống Nãi, xã Đại Yên; thôn Biện Hiền (tên nôm là Bìn Bìn, Hội Hiền), xã Biện Trạch, tổng Nam Cai, huyện Lôi Dương, phủ Thọ Xuân. Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, ba làng trên cùng với các thôn Phúc Trạch Hạ, Phúc Trạch Thượng, Phúc Như, Cao Phong, Phú Gia (thuộc xã Nam Giang) hợp thành xã Tiên Long. Đến tháng 3 năm 1948, xã Tây Hồ có tên là xã Thọ Long gồm có 10 làng: Nam Thượng, Hội Hiền (Biện Hiền), Đống Nãi, Phúc Trạch Hạ, Phúc Trạch Thượng, Phúc Như, Phú Gia, Cao Phong, Kim Bảng, Phong Lạc. Năm 1954, tách ba làng từ xã Thọ Long gồm: Nam Thượng, Hội Hiền và Đống Nãi thành lập xã Tây Hồ như ngày nay. Tây Hồ phía Đông giáp xã Bắc Lương, phía Tây giáp xã Xuân Quang, phía Nam giáp xã Nam Giang, phía Bắc giáp xã Hạnh Phúc.

Theo nhân dân địa phương, trước đây, ở khu vực này có 3 ngôi đền gồm: đền thờ Vua Lê Thái Tổ; đền thờ Hoàng hậu Lê Thái Tổ và đền thờ bà Am với khuôn viên rộng khoảng 20.000m2.

Tương truyền, ba ngôi đền trên được xây rất đẹp với những bộ khung gỗ chạm khắc nhiều hoa văn tinh xảo. Cảnh quan của di tích với nhiều cây cổ thụ rợp bóng xum xuê, trong di tích có nhiều đồ thờ giá trị: khánh, chuông, thống được làm bằng đá. Ngoài ra, trong di tích còn có nhiều tượng thờ với nhiều chủng loại khác nhau bằng đá và bằng gỗ, đồ gỗ được sơn son thếp vàng, một số đồ bằng gốm và đất nung được bố trí trong điện thờ trang nghiêm, bề thế. Ngày nay, việc xác định niên đại  xây dựng đền một cách chính xác chưa có tài liệu nào ghi lại cụ thể. Song, với một phần nội dung của sắc phong cho Bà được các cụ cao niên nơi đây truyền lại có nội dung:

Tá Thái Tổ Cao Hoàng đế

khai quốc công thần

Hoàng phi trinh liệt tôn thần

và những giai thoại về Bà đã cho chúng ta có thể xác định được niên đại xây dựng của ngôi đền là vào khoảng đầu thế kỷ XV.

http://thegioidisan.vn/assets/media/2017/Thang%208/dentho%20(2).JPG

Một căn cứ nữa cho chúng ta biết về khoảng niên đại xây dựng và sự tồn tại của ngôi đền là sự kiện: Tương truyền, sau khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, nhân dân làng Hội Hiền phải đi phiêu tán khắp nơi, làng bị tàn phá nặng nề trong đó có cả đền thờ bà Am. Khi Nguyễn Kim phò Lê Trang Tông làm Vua lập ra Nam triều, nhân dân làng Hội Hiền từ khắp nơi lại quay về quê cũ xây dựng xóm làng và đền thờ bà Am cũng được dựng lại. Qua sự kiện này cho chúng ta thấy, trước khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, ngôi đền đã tồn tại. Như vậy, có thể khẳng định, ngôi đền được xây dựng sớm nhất là vào thế kỷ XV.

Đến nay, đã trải qua hơn 5 thế kỷ “vật đổi sao dời”, cảnh quan thiên nhiên nơi đây đã không còn được nguyên vẹn như xưa, những cây cổ thụ đã biến mất, các ngôi đền cổ kính đã biến thành xưởng chế tạo vũ khí trong thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân ta. Vào những năm 1952, máy bay của thực dân Pháp đã ném bom vào khu vực này làm cho Khu Di tích bị hư hỏng nặng. Sau này, Sư đoàn 330 đã sử dụng khu đất này làm doanh trại. Gần đây, di tích đã được chính quyền địa phương lập quy hoạch, khoanh vùng bảo vệ nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị của di tích.

Mặc dù bị tàn phá nặng nề trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, rồi bị phá hủy hoàn toàn dưới thời kỳ bài phong của thế kỷ trước nhưng Khu Di tích đền thờ bà Am vẫn còn lưu giữ được nhiều dấu tích về vật chất khá đậm nét. Hiện nay, toàn bộ nền móng của di tích vẫn còn lưu giữ được, những viên gạch, ngói, chân tảng, chân lọng, các mảnh khánh đá chạm khắc hoa văn; bát hương đá (4 cái)…, đặc biệt là một bệ đá hình chữ nhật  chạm khắc hoa văn khá đẹp trên bề mặt và ở 4 góc đã minh chứng cho sự tồn tại của ngôi đền, đồng thời giúp chúng ta hiểu rõ được về quy mô kiến trúc, nghệ thuật của ngôi đền xưa cũng như một phần về lịch sử vùng đất này.

Sau khi bị phá hủy trong thời kỳ bài phong, năm 1997, bằng sự ngưỡng mộ đối với người con gái của quê hương đã có công lớn đối với đất nước trong công cuộc chống giặc ngoại xâm giành độc lập và toàn vẹn lãnh thổ cho nước nhà, nhân dân nơi đây đã tự nguyện quyên góp tiền của, công sức, vật liệu để phục dựng lại nhà Hậu cung trên khu vực nền móng cũ của ngôi đền làm nơi thờ cúng Bà đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh. Đến năm 2006, nhân dân nơi đây tiếp tục cung tiến kinh phí, vật liệu, công sức tôn tạo lại nhà Tiền tế, cổng Tam quan, bình phong, khuôn viên ngôi đền và một số công trình phụ trợ khác.

Hiện ngôi đền có kiến trúc theo kiểu chữ Nhị (), gồm có Tiền đường và Hậu cung.

Tiền đường: là một ngôi nhà bên ngoài được cấu trúc theo kiểu cổ diêm, bên trong gồm có 3 gian, bốn bộ vì kèo. Vì kèo ở đây được làm theo kiểu kèo suốt gác trếnh bẩy hiên, với bốn hàng cột. Toàn bộ rui, mè, hoành tải đều được làm bằng luồng, mái lợp ngói mũi lót liệt. Phía trước và phía sau ngôi nhà để trống, không xây tường bao.

Hậu cung: là ngôi nhà ba gian, bốn bộ vì kèo bằng gỗ được làm đơn giản theo kiểu gác trếnh bẩy hiên, tường hồi bít đốc. Toàn bộ rui, mè, hoành tải đều dược làm bằng luồng, mái lợp ngói mũi lót liệt.

Mặc dù diện mạo của di tích đã thay đổi, ngôi đền chính xưa đã bị hủy hoại, cảnh quan nơi đây cũng đã đổi thay nhưng với công lao, cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước của Hoàng phi Trinh Liệt tôn thần Lê Thị Ngọc Ân, năm 1998, ngôi đền đã được nhà nước công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh. Dẫu rằng những gì còn lại ngày nay chỉ là một phần so với những gì đã có trước đây nhưng cũng đủ để ghi lại trong tâm trí mỗi người dân những dấu ấn đẹp về vùng đất quê hương của người con gái Hoa Nương từ cuộc đời đến huyền thoại.

  
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai giải quyết TTHC