Ý kiến thăm dò

Xã Tây Hồ triển khai hội nghị lấy ý kiến nhân dân Đối với dự thảo Luật đất đai ( Sửa đổi)

Ngày 22/02/2023 00:00:00

           Thực hiện công văn số 347/UBND-TNMT ngày 21/02/2023 của UBND huyện Thọ Xuân về việc đẩy mạnh tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi).

Ngày 22/02/2023, UB MTTQ xã phối hợp với UBND xã Tây Hồ tổ chức Hội nghị lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật đất đai (Sửa đổi).

Thành phần tham gia hội nghị gồm:

BTV Đảng ủy, TT HĐND, UBND, UB MTTQ xã; trưởng, phó các ban, ngành, đoàn thể, hiệu trưởng các nhà trường, các đồng chí BTCB, trưởng thôn, Ban Công tác MT các thôn trên địa bàn. Công chức UBND xã; Công an xã; Người hoạt động KCT, Chủ tịch hội đặc thù, hội xã hội nghề nghiệp. Công an viên; Thôn đội trưởng; tổ trưởng tổ ANXH và nhân dân trên địa bàn xã

Tổng số triệu tập: 83 người

Có mặt tham dự hội nghị: 83 người.

Đồng thời cũng tại hội nghị này chủ toạ hội nghị cũng đã triển khai cho các thôn về tiếp tục tổ chức lấy ý kiến rộng đến đoàn viên, hội viên và nhân dân trên địa bàn.

          Sau khi nghe lãnh đạo địa phương quán triệt, triển khai nêu rõ mục đích, ý nghĩa, một số nhiệm vụ trọng tâm và nghe đồng chí Công chức ĐCXDNNMT thông qua Đề cương lấy ý kiến đóng gọp vào dự thảo Luật đất đai (Sửa đổi).

Kết quả tổng hợp, UBND xã đã nhận được 12 lượt ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân, cụ thể như sau:

          Chương XI: Tài chính về đất đai, giá đất có 03 lượt ý kiến góp ý tại nội dung điều 154 quy định: Bảng giá đất;

          Chương XIII: Chế độ sử dụng các loại đất có 04 lượt ý kiến góp ý;

          Chương XV: Giám sát, thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai có 03 lượt ý kiến góp ý;

          Chương XVI: Điều khoản thi hành có 02 lượt ý kiến góp ý.

          một số nội dung sau:

1. Về Bảng giá đất: Vấn đề này hội nghị xin có ý kiến đề xuất ban hành bảng giá đất định kỳ 02 năm một lần, việc điều chỉnh biến động căn cứ vào từng trường hợp cụ thể phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương trong từng giai đoạn.

2. Về mở rộng đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất:  Luật Đất đai năm 2013 đã quy định hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp và tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa để thực hiện dự án sản xuất nông nghiệp, điều này làm hạn chế việc đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, chưa khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, huy động các nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp phù hợp với sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn. Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng không hạn chế tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa. Tại khoản 4 Điều 49 của dự thảo quy định điều kiện tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng đất trồng lúa phải có phương án sử dụng đất nông nghiệp được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận. Có ý kiến đề nghị giới hạn đối tượng được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa này vì nếu mở rộng có thể sẽ ảnh hưởng đến việc đảm bảo đất sản xuất cho nông dân.

Vấn đề này hội nghị xin thống nhất với nội dung không hạn chế tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa

3. Phân cấp, giám sát, kiểm soát quyền lực

Thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, giải pháp của Nghị quyết số 18- NQ/TW, dự thảo Luật đã sửa đổi bổ sung Chương XV theo hướng:

(1) Dự thảo Luật đã bổ sung quy định kiểm toán về đất đai, sửa đổi quy định về theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai và trách nhiệm quản lý hệ thống theo dõi và đánh giá; bổ sung quy định về kiểm tra chuyên ngành đất đai nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với giám sát, kiểm soát quyền lực, đồng thời đổi mới, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai.

(2) Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai: Điều 225 của dự thảo Luật quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai theo hướng chuyển toàn bộ sang cho Tòa án nhân dân giải quyết; Ủy ban nhân dân các cấp không giải quyết tranh chấp đất đai mà chỉ cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất để làm căn cứ cho Tòa án nhân dân giải quyết. Việc quy định như dự thảo Luật để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp; đảm bảo tính nghiêm minh, thống nhất của pháp luật, một việc chỉ giao cho một cơ quan giải quyết phù hợp với chiến lược cải cách tư pháp của Nhà nước, thông lệ, luật pháp quốc tế. Có ý kiến cho rằng nên giữ nguyên quy định hiện hành đối với trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất thì được lựa chọn cơ quan giải quyết là Tòa án nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân.

          Vấn đề này hội nghị xin thống nhất: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai theo hướng chuyển toàn bộ sang cho Tòa án nhân dân giải quyết; Ủy ban nhân dân các cấp không giải quyết tranh chấp đất đai mà chỉ cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất để làm căn cứ cho Tòa án nhân dân giải quyết.

4. Về hộ gia đình sử dụng đất

Dự thảo Luật quy định theo hướng bỏ đối tượng là hộ gia đình sử dụng đất vì hiện nay việc xác định các thành viên trong hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến việc thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất mà trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ ghi tên của chủ hộ gia đình. Đồng thời, dự thảo Luật có quy định xử lý chuyển tiếp đối với trường hợp hộ gia đình đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận quyền sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành để đảm bảo đầy đủ quyền và nghĩa vụ cho các thành viên trong hộ gia đình. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị cần tiếp tục duy tri quy định về hộ gia đình trong dự thảo Luật do đây là chủ thể có tính lịch sử, tham gia sâu vào quan hệ đất đai và thực tế hiện nay còn nhiều giấy tờ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ghi tên chủ sử dụng đất là hộ gia đình,…).

          Vấn đề này hội nghị thống nhất theo hướng bỏ đối tượng là hộ gia đình sử dụng đất vì hiện nay việc xác định các thành viên trong hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến việc thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất mà trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ ghi tên của chủ hộ gia đình.

  

Xã Tây Hồ triển khai hội nghị lấy ý kiến nhân dân Đối với dự thảo Luật đất đai ( Sửa đổi)

Đăng lúc: 22/02/2023 00:00:00 (GMT+7)

           Thực hiện công văn số 347/UBND-TNMT ngày 21/02/2023 của UBND huyện Thọ Xuân về việc đẩy mạnh tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi).

Ngày 22/02/2023, UB MTTQ xã phối hợp với UBND xã Tây Hồ tổ chức Hội nghị lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật đất đai (Sửa đổi).

Thành phần tham gia hội nghị gồm:

BTV Đảng ủy, TT HĐND, UBND, UB MTTQ xã; trưởng, phó các ban, ngành, đoàn thể, hiệu trưởng các nhà trường, các đồng chí BTCB, trưởng thôn, Ban Công tác MT các thôn trên địa bàn. Công chức UBND xã; Công an xã; Người hoạt động KCT, Chủ tịch hội đặc thù, hội xã hội nghề nghiệp. Công an viên; Thôn đội trưởng; tổ trưởng tổ ANXH và nhân dân trên địa bàn xã

Tổng số triệu tập: 83 người

Có mặt tham dự hội nghị: 83 người.

Đồng thời cũng tại hội nghị này chủ toạ hội nghị cũng đã triển khai cho các thôn về tiếp tục tổ chức lấy ý kiến rộng đến đoàn viên, hội viên và nhân dân trên địa bàn.

          Sau khi nghe lãnh đạo địa phương quán triệt, triển khai nêu rõ mục đích, ý nghĩa, một số nhiệm vụ trọng tâm và nghe đồng chí Công chức ĐCXDNNMT thông qua Đề cương lấy ý kiến đóng gọp vào dự thảo Luật đất đai (Sửa đổi).

Kết quả tổng hợp, UBND xã đã nhận được 12 lượt ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân, cụ thể như sau:

          Chương XI: Tài chính về đất đai, giá đất có 03 lượt ý kiến góp ý tại nội dung điều 154 quy định: Bảng giá đất;

          Chương XIII: Chế độ sử dụng các loại đất có 04 lượt ý kiến góp ý;

          Chương XV: Giám sát, thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai có 03 lượt ý kiến góp ý;

          Chương XVI: Điều khoản thi hành có 02 lượt ý kiến góp ý.

          một số nội dung sau:

1. Về Bảng giá đất: Vấn đề này hội nghị xin có ý kiến đề xuất ban hành bảng giá đất định kỳ 02 năm một lần, việc điều chỉnh biến động căn cứ vào từng trường hợp cụ thể phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương trong từng giai đoạn.

2. Về mở rộng đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất:  Luật Đất đai năm 2013 đã quy định hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp và tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa để thực hiện dự án sản xuất nông nghiệp, điều này làm hạn chế việc đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, chưa khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, huy động các nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp phù hợp với sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn. Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng không hạn chế tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa. Tại khoản 4 Điều 49 của dự thảo quy định điều kiện tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng đất trồng lúa phải có phương án sử dụng đất nông nghiệp được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận. Có ý kiến đề nghị giới hạn đối tượng được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa này vì nếu mở rộng có thể sẽ ảnh hưởng đến việc đảm bảo đất sản xuất cho nông dân.

Vấn đề này hội nghị xin thống nhất với nội dung không hạn chế tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa

3. Phân cấp, giám sát, kiểm soát quyền lực

Thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, giải pháp của Nghị quyết số 18- NQ/TW, dự thảo Luật đã sửa đổi bổ sung Chương XV theo hướng:

(1) Dự thảo Luật đã bổ sung quy định kiểm toán về đất đai, sửa đổi quy định về theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai và trách nhiệm quản lý hệ thống theo dõi và đánh giá; bổ sung quy định về kiểm tra chuyên ngành đất đai nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với giám sát, kiểm soát quyền lực, đồng thời đổi mới, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai.

(2) Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai: Điều 225 của dự thảo Luật quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai theo hướng chuyển toàn bộ sang cho Tòa án nhân dân giải quyết; Ủy ban nhân dân các cấp không giải quyết tranh chấp đất đai mà chỉ cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất để làm căn cứ cho Tòa án nhân dân giải quyết. Việc quy định như dự thảo Luật để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp; đảm bảo tính nghiêm minh, thống nhất của pháp luật, một việc chỉ giao cho một cơ quan giải quyết phù hợp với chiến lược cải cách tư pháp của Nhà nước, thông lệ, luật pháp quốc tế. Có ý kiến cho rằng nên giữ nguyên quy định hiện hành đối với trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất thì được lựa chọn cơ quan giải quyết là Tòa án nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân.

          Vấn đề này hội nghị xin thống nhất: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai theo hướng chuyển toàn bộ sang cho Tòa án nhân dân giải quyết; Ủy ban nhân dân các cấp không giải quyết tranh chấp đất đai mà chỉ cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất để làm căn cứ cho Tòa án nhân dân giải quyết.

4. Về hộ gia đình sử dụng đất

Dự thảo Luật quy định theo hướng bỏ đối tượng là hộ gia đình sử dụng đất vì hiện nay việc xác định các thành viên trong hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến việc thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất mà trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ ghi tên của chủ hộ gia đình. Đồng thời, dự thảo Luật có quy định xử lý chuyển tiếp đối với trường hợp hộ gia đình đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận quyền sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành để đảm bảo đầy đủ quyền và nghĩa vụ cho các thành viên trong hộ gia đình. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị cần tiếp tục duy tri quy định về hộ gia đình trong dự thảo Luật do đây là chủ thể có tính lịch sử, tham gia sâu vào quan hệ đất đai và thực tế hiện nay còn nhiều giấy tờ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ghi tên chủ sử dụng đất là hộ gia đình,…).

          Vấn đề này hội nghị thống nhất theo hướng bỏ đối tượng là hộ gia đình sử dụng đất vì hiện nay việc xác định các thành viên trong hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến việc thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất mà trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ ghi tên của chủ hộ gia đình.

  
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

thủ tục hành chính