Ý kiến thăm dò

NGƯỜI DÂN CẦN NÂNG CAO CẢNH GIÁC, QUYẾT LIỆT ĐẤU TRANH VỚI TỘI PHẠM LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Ngày 10/06/2022 08:00:00

NGƯỜI DÂN CẦN NÂNG CAO CẢNH GIÁC, QUYẾT LIỆT ĐẤU TRANH VỚI TỘI PHẠM LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Thời gian qua, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, tình hình hoạt động của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn biến phức tạp, xảy ra trên địa bàn cả nước nói chung, huyện Thọ Xuân nói riêng, với nhiều thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại lớn về tài sản, gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến an ninh - trật tự, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống Nhân dân.

         ảnh mạng 1.jpg
 

Theo số liệu thống kê, từ đầu năm 2022 đến nay, Công an huyện Thọ Xuân đã tiếp nhận điều tra, xác minh 5 vụ liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, với tổng tài sản bị chiếm đoạt trên 1 tỷ đồng. Qua công tác đấu tranh, xử lý các vụ án cho thấy: Hầu hết trong các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng đều diễn ra với cùng kịch bản, đó là các đối tượng tội phạm thường lợi dụng tâm lý nhẹ dạ cả tin, sự chủ quan, thiếu cảnh giác, thiếu thông tin kiểm chứng, thậm chí là sự "hám lời" của bị hại để lừa đảo chiếm đoạt tiền. Mặc dù các lực lượng chức năng cũng đã thường xuyên tuyên truyền, cảnh báo, thế nhưng do thiếu hiểu biết, nhiều người vẫn dễ dàng trở thành nạn nhân của tội phạm lừa đảo trên không gian mạng.
Các phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng chủ yếu là lừa đảo dưới hình thức tuyển cộng tác viên bán hàng hàng online; lừa đảo "kiếm tiền" online qua các ứng dụng; phương thức lừa đảo dưới hình thức vay tiền trực tuyến.

Ảnh mạng.jpg
 

Đối với phươngg thức lừa đảo tuyển cộng tác viên xử lý đơn hàng cho các sàn thương mại điện tử để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin và nhu cầu kiếm tiền nhanh của người dân, các đối tượng lừa đảo đã lập các trang Facebook có tên và hình ảnh giả mạo các nhãn hàng, trang thương mại điện tử nổi tiếng như: "Tuyển dụng cộng tác viên Shopee" và chạy quảng cáo. Sau khi bị hại nhắn tin hỏi cách thức làm cộng tác viên, các đối tượng sẽ gửi một loạt các thông tin giới thiệu về địa chỉ trụ sở công ty, số điện thoại của nhân viên chăm sóc khách hàng, quản lý, giám đốc và yêu cầu gửi thông tin cá nhân, kết bạn Zalo để trao đổi, tư vấn. Để tạo niềm tin, ban đầu đối tượng gửi đường dẫn các sản phẩm có giá trị nhỏ khoảng vài trăm nghìn đồng để bị hại chọn và xác thực đơn, chụp ảnh đơn hàng gửi cho đối tượng qua Zalo, Facebook chuyển tiền vào các tài khoản do đối tượng cung cấp và được đối tượng chuyển lại toàn bộ số tiền đã bỏ ra mua hàng cùng với hoa hồng từ 3 đến 20%. Sau một số lần tạo niềm tin cho bị hại bằng cách trả gốc và hoa hồng đúng như cam kết ban đầu, tiếp theo đối tượng đưa những đơn hàng có giá trị lớn hơn và tiếp tục yêu cầu cộng tác viên chụp lại hình ảnh sản phẩm, đồng thời chuyển tiền. Khi đã nhận được, đối tượng không chuyển lại tiền và hoa hồng nữa mà tiếp tục thông báo cho cộng tác viên phải thực hiện thêm các "nhiệm vụ khác" thì mới được chuyển lại tiền và hoa hồng (thực chất là tiếp tục yêu cầu gửi đơn hàng và chuyển tiền vào tài khoản đối tượng). Sau đó đối tượng chặn liên lạc và chiếm đoạt tài sản.

Phương thức lừa đảo "kiếm tiền" online qua các ứng dụng với nội dung hấp dẫn "làm việc tại nhà, kiếm tiền đơn giản", "Skilling khởi nghiệp", ... chỉ với yêu cầu có máy tính/ điện thoại thông minh và tài khoản ngân hàng, các đối tượng sẽ đăng tải thông tin tuyển dụng lên các trang mạng xã hội, khi nạn nhân quan tâm, bình luận và đồng ý nhận việc, các đối tượng sẽ nhắn tin hướng dẫn nạn nhân cài đặt ứng dụng, truy cập đường link và yêu cầu nạn nhân nộp tiền vào số tài khoản do đối tượng cung cấp (theo hình thức chuyển khoản) để nhận "nhiệm vụ". Mỗi nhiệm vụ, nạn nhân sẽ được chi trả lợi nhuận và khoản tiền "hoa hồng". Nếu nạn nhân hoàn thành "nhiệm vụ" được giao, tiền sẽ được chuyển khoản về tài khoản của nạn nhân sau 5 - 10 phút (bao gồm cả tiền gốc và hoa hồng). Các đối tượng sẽ trả đủ tiền gốc, tiền hoa hồng trong 3 đến 4 nhiệm vụ ban đầu trị giá vài trăm nghìn đồng, sau đó yêu cầu nạn nhân chuyển số tiền lớn hơn để nhận thêm nhiệm vụ với giá trị cao đến hàng chục triệu đồng. Lúc này, các đối tượng sẽ chiếm đoạt tài sản, không trả tiền cho nạn nhân với các lý do: mã lệnh sai, thao tác sai, chưa hoàn thành nhiệm vụ, nạn nhân đã gian lận... thậm chí là yêu cầu nạn nhân tiếp tục chuyển tiền để hoàn thành nhiệm vụ cũ, nhận nhiệm vụ mới để được hoàn tiền gốc.

Phương thức lừa đảo dưới hình thức vay tiền trực tuyến, đánh vào tâm lý muốn vay nhanh, thủ tục ngắn gọn, các đối tượng đã giả danh nhân viên ngân hàng, công ty tài chính đăng tải thông tin hỗ trợ vay tiền để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Sau khi tiếp cận được các "con mồi", các đối tượng sử dụng mạng xã hội Facebook, Zalo để hướng dẫn thủ tục vay thông qua các ứng dụng tài chính online. Bằng các thủ đoạn hứa hẹn sẽ cho vay vốn với số tiền lớn, thủ tục nhanh nhưng đảm bảo việc vay nhanh chóng, thuận lợi các đối tượng yêu cầu nạn nhân chuyển tiền nhiều lần vào các tài khoản mà chúng cung cấp với mục đích chiếm đoạt tài sản. Đối tượng liên tiếp đưa ra các lý do như chuyển tiền để đảm bảo hồ sơ vay, tài khoản bị sai hoặc thiếu thông tin, số tiền vay vượt quá định mức vay,... Sau khi nạn nhân chuyển tiền, các đối tượng nhanh chóng khoá sim, khoá tài khoản, cắt đứt liên lạc.

 ảnh mạng 2.jpg
 

Trước diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lực lượng chức năng khuyến cáo: Người dân cần tăng cường trau dồi kiến thức về pháp luật, thường xuyên theo dõi các thông báo phương thức thủ đoạn phạm tội của cơ quan chức năng trên các phương tiện, thông tin đại chúng. Nghiên cứu, kiểm tra kỹ trước khi thực hiện các giao dịch về tài chính, đề phòng trước những khoản đầu tư mang lại “lợi nhuận cao”. Người dân đề cao cảnh giác khi nhận các cuộc gọi đến bằng số điện thoại cố định, người gọi tự xưng là cán bộ các cơ quan nhà nước, đặc biệt là lực lượng Công an để thông báo, yêu cầu điều tra vụ án qua điện thoại, không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, địa chỉ nhà ở... cho bất kỳ đối tượng nào khi chưa biết rõ nhân thân và lai lịch của người đó, đặc biệt không nghe lời của các đối tượng chuyển tiền vào các tài khoản do các đối tượng chỉ định.

Người dân khi mua hàng qua mạng cần sàng lọc, kiểm tra kỹ thông tin quảng cáo, rao bán về hàng hóa, danh tính người bán hàng, lựa chọn địa chỉ uy tín, hình thức thanh toán minh bạch. Thận trọng với hình thức vay tiền online. Khi có nhu cầu vay vốn, người dân nên tìm hiều kỹ và trực tiếp đến trụ sở, chi nhánh ngân hàng, công ty tài chính để được tư vấn, hướng dẫn thủ tục vay tiền nhằm đảm bảo quyền lợi trước pháp luật. Thường xuyên kiểm tra và cập nhật các tính năng bảo mật, quyền riêng tư trên các tài khoản mạng xã hội. Thường xuyên thay đổi để đảm bảo tính an toàn của mật khẩu; không chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân trên mạng xã hội. Không cho mượn, cho thuê các giấy tờ cá nhân có liên quan như: Căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, thẻ ngân hàng, không nhận chuyển khoản ngân hàng hoặc nhận tiền chuyển khoản của các ngân hàng cho người không quen biết.
Trong trường hợp người dân có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì kịp thời thông báo cho cơ quan công an nơi gần nhất để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết.

    Lê Hải, Trung tâm VHTT, TT và DL huyện Thọ Xuân 

  

NGƯỜI DÂN CẦN NÂNG CAO CẢNH GIÁC, QUYẾT LIỆT ĐẤU TRANH VỚI TỘI PHẠM LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Đăng lúc: 10/06/2022 08:00:00 (GMT+7)

NGƯỜI DÂN CẦN NÂNG CAO CẢNH GIÁC, QUYẾT LIỆT ĐẤU TRANH VỚI TỘI PHẠM LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Thời gian qua, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, tình hình hoạt động của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn biến phức tạp, xảy ra trên địa bàn cả nước nói chung, huyện Thọ Xuân nói riêng, với nhiều thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại lớn về tài sản, gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến an ninh - trật tự, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống Nhân dân.

         ảnh mạng 1.jpg
 

Theo số liệu thống kê, từ đầu năm 2022 đến nay, Công an huyện Thọ Xuân đã tiếp nhận điều tra, xác minh 5 vụ liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, với tổng tài sản bị chiếm đoạt trên 1 tỷ đồng. Qua công tác đấu tranh, xử lý các vụ án cho thấy: Hầu hết trong các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng đều diễn ra với cùng kịch bản, đó là các đối tượng tội phạm thường lợi dụng tâm lý nhẹ dạ cả tin, sự chủ quan, thiếu cảnh giác, thiếu thông tin kiểm chứng, thậm chí là sự "hám lời" của bị hại để lừa đảo chiếm đoạt tiền. Mặc dù các lực lượng chức năng cũng đã thường xuyên tuyên truyền, cảnh báo, thế nhưng do thiếu hiểu biết, nhiều người vẫn dễ dàng trở thành nạn nhân của tội phạm lừa đảo trên không gian mạng.
Các phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng chủ yếu là lừa đảo dưới hình thức tuyển cộng tác viên bán hàng hàng online; lừa đảo "kiếm tiền" online qua các ứng dụng; phương thức lừa đảo dưới hình thức vay tiền trực tuyến.

Ảnh mạng.jpg
 

Đối với phươngg thức lừa đảo tuyển cộng tác viên xử lý đơn hàng cho các sàn thương mại điện tử để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin và nhu cầu kiếm tiền nhanh của người dân, các đối tượng lừa đảo đã lập các trang Facebook có tên và hình ảnh giả mạo các nhãn hàng, trang thương mại điện tử nổi tiếng như: "Tuyển dụng cộng tác viên Shopee" và chạy quảng cáo. Sau khi bị hại nhắn tin hỏi cách thức làm cộng tác viên, các đối tượng sẽ gửi một loạt các thông tin giới thiệu về địa chỉ trụ sở công ty, số điện thoại của nhân viên chăm sóc khách hàng, quản lý, giám đốc và yêu cầu gửi thông tin cá nhân, kết bạn Zalo để trao đổi, tư vấn. Để tạo niềm tin, ban đầu đối tượng gửi đường dẫn các sản phẩm có giá trị nhỏ khoảng vài trăm nghìn đồng để bị hại chọn và xác thực đơn, chụp ảnh đơn hàng gửi cho đối tượng qua Zalo, Facebook chuyển tiền vào các tài khoản do đối tượng cung cấp và được đối tượng chuyển lại toàn bộ số tiền đã bỏ ra mua hàng cùng với hoa hồng từ 3 đến 20%. Sau một số lần tạo niềm tin cho bị hại bằng cách trả gốc và hoa hồng đúng như cam kết ban đầu, tiếp theo đối tượng đưa những đơn hàng có giá trị lớn hơn và tiếp tục yêu cầu cộng tác viên chụp lại hình ảnh sản phẩm, đồng thời chuyển tiền. Khi đã nhận được, đối tượng không chuyển lại tiền và hoa hồng nữa mà tiếp tục thông báo cho cộng tác viên phải thực hiện thêm các "nhiệm vụ khác" thì mới được chuyển lại tiền và hoa hồng (thực chất là tiếp tục yêu cầu gửi đơn hàng và chuyển tiền vào tài khoản đối tượng). Sau đó đối tượng chặn liên lạc và chiếm đoạt tài sản.

Phương thức lừa đảo "kiếm tiền" online qua các ứng dụng với nội dung hấp dẫn "làm việc tại nhà, kiếm tiền đơn giản", "Skilling khởi nghiệp", ... chỉ với yêu cầu có máy tính/ điện thoại thông minh và tài khoản ngân hàng, các đối tượng sẽ đăng tải thông tin tuyển dụng lên các trang mạng xã hội, khi nạn nhân quan tâm, bình luận và đồng ý nhận việc, các đối tượng sẽ nhắn tin hướng dẫn nạn nhân cài đặt ứng dụng, truy cập đường link và yêu cầu nạn nhân nộp tiền vào số tài khoản do đối tượng cung cấp (theo hình thức chuyển khoản) để nhận "nhiệm vụ". Mỗi nhiệm vụ, nạn nhân sẽ được chi trả lợi nhuận và khoản tiền "hoa hồng". Nếu nạn nhân hoàn thành "nhiệm vụ" được giao, tiền sẽ được chuyển khoản về tài khoản của nạn nhân sau 5 - 10 phút (bao gồm cả tiền gốc và hoa hồng). Các đối tượng sẽ trả đủ tiền gốc, tiền hoa hồng trong 3 đến 4 nhiệm vụ ban đầu trị giá vài trăm nghìn đồng, sau đó yêu cầu nạn nhân chuyển số tiền lớn hơn để nhận thêm nhiệm vụ với giá trị cao đến hàng chục triệu đồng. Lúc này, các đối tượng sẽ chiếm đoạt tài sản, không trả tiền cho nạn nhân với các lý do: mã lệnh sai, thao tác sai, chưa hoàn thành nhiệm vụ, nạn nhân đã gian lận... thậm chí là yêu cầu nạn nhân tiếp tục chuyển tiền để hoàn thành nhiệm vụ cũ, nhận nhiệm vụ mới để được hoàn tiền gốc.

Phương thức lừa đảo dưới hình thức vay tiền trực tuyến, đánh vào tâm lý muốn vay nhanh, thủ tục ngắn gọn, các đối tượng đã giả danh nhân viên ngân hàng, công ty tài chính đăng tải thông tin hỗ trợ vay tiền để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Sau khi tiếp cận được các "con mồi", các đối tượng sử dụng mạng xã hội Facebook, Zalo để hướng dẫn thủ tục vay thông qua các ứng dụng tài chính online. Bằng các thủ đoạn hứa hẹn sẽ cho vay vốn với số tiền lớn, thủ tục nhanh nhưng đảm bảo việc vay nhanh chóng, thuận lợi các đối tượng yêu cầu nạn nhân chuyển tiền nhiều lần vào các tài khoản mà chúng cung cấp với mục đích chiếm đoạt tài sản. Đối tượng liên tiếp đưa ra các lý do như chuyển tiền để đảm bảo hồ sơ vay, tài khoản bị sai hoặc thiếu thông tin, số tiền vay vượt quá định mức vay,... Sau khi nạn nhân chuyển tiền, các đối tượng nhanh chóng khoá sim, khoá tài khoản, cắt đứt liên lạc.

 ảnh mạng 2.jpg
 

Trước diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lực lượng chức năng khuyến cáo: Người dân cần tăng cường trau dồi kiến thức về pháp luật, thường xuyên theo dõi các thông báo phương thức thủ đoạn phạm tội của cơ quan chức năng trên các phương tiện, thông tin đại chúng. Nghiên cứu, kiểm tra kỹ trước khi thực hiện các giao dịch về tài chính, đề phòng trước những khoản đầu tư mang lại “lợi nhuận cao”. Người dân đề cao cảnh giác khi nhận các cuộc gọi đến bằng số điện thoại cố định, người gọi tự xưng là cán bộ các cơ quan nhà nước, đặc biệt là lực lượng Công an để thông báo, yêu cầu điều tra vụ án qua điện thoại, không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, địa chỉ nhà ở... cho bất kỳ đối tượng nào khi chưa biết rõ nhân thân và lai lịch của người đó, đặc biệt không nghe lời của các đối tượng chuyển tiền vào các tài khoản do các đối tượng chỉ định.

Người dân khi mua hàng qua mạng cần sàng lọc, kiểm tra kỹ thông tin quảng cáo, rao bán về hàng hóa, danh tính người bán hàng, lựa chọn địa chỉ uy tín, hình thức thanh toán minh bạch. Thận trọng với hình thức vay tiền online. Khi có nhu cầu vay vốn, người dân nên tìm hiều kỹ và trực tiếp đến trụ sở, chi nhánh ngân hàng, công ty tài chính để được tư vấn, hướng dẫn thủ tục vay tiền nhằm đảm bảo quyền lợi trước pháp luật. Thường xuyên kiểm tra và cập nhật các tính năng bảo mật, quyền riêng tư trên các tài khoản mạng xã hội. Thường xuyên thay đổi để đảm bảo tính an toàn của mật khẩu; không chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân trên mạng xã hội. Không cho mượn, cho thuê các giấy tờ cá nhân có liên quan như: Căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, thẻ ngân hàng, không nhận chuyển khoản ngân hàng hoặc nhận tiền chuyển khoản của các ngân hàng cho người không quen biết.
Trong trường hợp người dân có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì kịp thời thông báo cho cơ quan công an nơi gần nhất để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết.

    Lê Hải, Trung tâm VHTT, TT và DL huyện Thọ Xuân 

  
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

thủ tục hành chính